【soi kèo montpellier】Nông dân miền Tây bỏ mía
Giá mía nguyên liệu giảm mạnh và khó tiêu thụ đẩy người trồng mía vào cảnh khốn khó,ềnTybỏsoi kèo montpellier thua lỗ kéo dài, buộc họ phải phá bỏ để trồng cây khác...
Nông dân Hậu Giang chuyển đất mía sang trồng bắp cho lợi nhuận cao. Ảnh: H.TÂN
Xóa dần cánh đồng mía
Hậu Giang là một trong những địa phương trồng mía lâu năm với diện tích lớn ở miền Tây, đồng thời cũng là nơi có nhiều nhà máy đường hoạt động nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân phát triển cây mía. Thế nhưng vài năm gần đây, diện tích mía ở Hậu Giang không tăng, mà còn giảm đi rất nhanh. Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Hậu Giang, nếu như vụ mía năm 2018 nông dân trong tỉnh sản xuất hơn 10.581ha thì sang năm 2019 giảm xuống còn 8.147ha và vụ mía của năm 2020 chỉ còn 5.908ha… Nguyên nhân dẫn đến những cánh đồng mía liên tục bị thu hẹp là do tình trạng tiêu thụ khó khăn, giá bán thấp chỉ 600-700 đồng/kg, trong khi chi phí giá thành hơn 670 đồng/kg khiến nông dân từ hòa đến lỗ. Bên cạnh đó, vụ mía vừa rồi ở Hậu Giang chỉ còn 1 trong tổng số 3 nhà máy đường hoạt động, máy móc trục trặc, thu mua muộn… cộng với nhân công thu hoạch thiếu trầm trọng, làm tăng chi phí và giảm năng suất, chữ đường, khiến nông dân thiệt trăm bề.
Ông Huỳnh Văn Nhành, hơn 22 năm trồng mía ở xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh (Hậu Giang), ngao ngán: “Vùng này ở gần nhà máy đường Vị Thanh nên trước đây mía bạt ngàn, nhà nhà đều trồng mía. Vậy mà giờ đây, cứ 10 hộ thì có tới 9 hộ phá bỏ ruộng mía để trồng cây khác, bởi càng trồng mía càng lâm nợ vì thua lỗ”. Chỉ chúng tôi ruộng mía bỏ hoang cho cỏ mọc, ông Nguyễn Thanh Tùng (xã Hỏa Lựu), cho hay vụ rồi 4,5 công mía này khiến tôi bị lỗ vốn hơn 10 triệu đồng sau gần 1 năm vất vả chăm sóc. Do cây mía quá bấp bênh nên ông quyết định từ bỏ và tạm thời đi làm phụ hồ kiếm sống, từ từ tính toán chuyển đổi cây trồng…
Ở Trà Vinh và Sóc Trăng tình hình cũng tương tự khi nông dân không còn mặn mà với cây mía. Ông Nguyễn Văn Út, ở xã An Thạnh Đông, huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng), buồn bã: “Mấy năm nay giá mía thấp quá, có lúc thương lái chỉ mua 300-500 đồng/kg nên nông dân không cách nào sống được. Cả dãy cù lao này một thời cây mía chiếm hơn 8.500ha, nhưng nay đành phải phá bỏ hàng loạt do mía không còn hiệu quả. Hiện tại đang vào thời điểm sản xuất vụ mía mới 2020-2021 trong điều kiện bất lợi như hạn mặn gay gắt, giá thấp… khiến bà con thấp thỏm lo âu”. Ông Thạch Sô Phal, Phó phòng NN&PTNT huyện Trà Cú (Trà Vinh), bộc bạch: “Ngay từ đầu năm chúng tôi lên kế hoạch sản xuất vụ mía mới 2020-2021 khoảng 1.800ha, giảm khoảng 700ha so vụ trước. Dù vậy, đến giờ này nhiều nông dân thờ ơ, chứng tỏ thời hưng thịnh của cây mía đã đi qua”. Tại Kiên Giang và Cà Mau, 2 nhà máy đường không còn hoạt động đã nhiều năm, trong khi cây mía gần như xóa sổ.
Trong khi đó, thông tin từ lãnh đạo Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) thì hiện đơn vị đã đưa ra mức giá bao tiêu mía đối với những hộ trồng mía đã nhận tiền hỗ trợ không hoàn vốn của Casuco là 2,5 triệu đồng/ha khi ký kết hợp đồng bao tiêu với đơn vị thì mức giá sàn bảo hiểm là 770 đồng/kg; riêng những hộ không nhận số tiền hỗ trợ ban đầu như trên thì mức giá bao tiêu là 800 đồng/kg (giá mía cân tại ruộng). Khi có giá mía bao tiêu, cán bộ chuyên môn của Casuco sẽ tiến hành triển khai thông báo trực tiếp đến hộ trồng mía và chính quyền địa phương có vùng mía. Tuy nhiên, với mức giá thu mua được Casuco đề ra như trên thì người trồng mía và ngành chức năng các địa phương đều cho rằng nông dân trồng mía Hậu Giang sẽ tiếp tục đối mặt với khó khăn.
Bên cạnh giá bán thì diện tích trồng mía của tỉnh vẫn chưa có sự thống nhất. Theo đó, ngành nông nghiệp tỉnh báo cáo diện tích trồng mía của toàn tỉnh trong niên vụ đang canh tác là 5.908,5ha; thế nhưng, lãnh đạo Casuco cho rằng kết quả đo đạc thực tế mới đây của cán bộ Casuco thì diện tích mía có tính luôn mương liếp trên địa bàn tỉnh chỉ có 4.266ha, nếu trừ mương liếp ra thì diện tích mía của tỉnh chỉ còn 2.559,67ha (đất đặt). Trong đó, diện tích mía (tính đất đặt) tại huyện Phụng Hiệp là 2.243ha, thành phố Ngã Bảy là 249ha và thành phố Vị Thanh là 67,67ha nên sẽ còn là vấn đề tranh luận giữa nhà máy đường và ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, điều đáng nói là nếu giá mía vụ này không cải thiện thì nông dân trồng mía ở Hậu Giang sẽ còn tiếp tục bỏ mía để chuyển sang cây trồng khác.
“Khoác áo mới” trên đất mía
Sở NN&PTNT các tỉnh ĐBSCL nhìn nhận, khoảng 3 năm gần đây, mía là cây trồng mà nông dân phá bỏ nhiều nhất với hàng ngàn héc-ta mỗi năm. Hiện tại, các loại cây khác như bắp, mè, rau màu, nhãn, xoài, sầu riêng, mãng cầu… được phủ xanh trên đất mía, đem lại những hy vọng mới cho nông dân. Bà Nguyễn Thị Huê, ở xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh (Hậu Giang), tâm sự: “Sau khi bỏ cây mía, gia đình tôi chuyển 6,5 công sang trồng bắp đến nay được gần 2 tháng. Mới đây, thương lái đến đặt cọc mua bắp tại ruộng với giá 1.500 đồng/trái; tính ra sau khi trừ chi phí còn lời khoảng 20 triệu đồng, cao gấp nhiều lần so với trồng mía và thời gian rút ngắn chỉ còn 65-70 ngày/vụ”.
Theo ông Trần Văn Phục, Giám đốc HTX nhãn Ido Cù Lao Dung (Sóc Trăng), mấy năm nay ông và hàng chục nông dân khác bỏ ruộng mía để chuyển sang trồng nhãn Ido cho hiệu quả rất khả quan. Bình quân sau hơn 3 năm chăm sóc nhãn bắt đầu cho trái với năng suất từ 22-25 tấn/ha, giá bán khoảng 22.000-30.000 đồng/kg, trừ chi phí đầu tư nông dân còn lãi từ 500 triệu đồng/ha trở lên. So ra cây mía không cách nào bì kịp.
UBND huyện Cù Lao Dung cho biết, cùng với cây nhãn đã khẳng định chỗ đứng trên đất mía thì huyện khuyến cáo nông dân mở rộng diện tích trồng rau màu, cây ăn trái khác, nuôi thủy sản… nhằm tiếp tục giảm mạnh diện tích mía trong thời gian tới. Huyện sẽ tăng cường đầu tư thủy lợi, hạ tầng giao thông, hỗ trợ nguồn giống chất lượng, kỹ thuật sản xuất… giúp người dân chuyển đổi hiệu quả. Ông Huỳnh Quang Đức, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre, chia sẻ: “Thời gian qua, hàng loạt nông dân trong tỉnh đã bỏ cây mía để chuyển sang trồng bưởi da xanh, trồng dừa, chanh, rau màu hoặc trồng cỏ để nuôi bò… Tất cả đều mang lại thu nhập cao hơn mía và cây mía không còn nằm trong cơ cấu phát triển về lâu dài nữa”.
Tại Hậu Giang, ngành chức năng phối hợp cùng chính quyền địa phương và nông dân tiếp tục chuyển đổi đất trồng mía kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác. Riêng năm 2020, sẽ có khoảng 2.091ha đất mía được định hướng chuyển sang trồng cây ăn trái, rau màu, trồng lúa… Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Hậu Giang khuyến khích nông dân tăng cường ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, các công nghệ mới đưa vào sản xuất cho từng loại cây trồng nhằm giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Ưu tiên sản xuất những cây trồng có đầu ra ổn định, được các đơn vị bao tiêu sản phẩm… nhằm đảm bảo phát triển lâu dài, bền vững…
H.TÂN - H.THU
-
Hơn 24 triệu giấy phép lái xe chưa tích hợp VNeID, có phải đổi sang thẻ nhựa?QLTT Thừa Thiên Huế: Tăng cường kiểm soát thị trường dịp Tết Trung thuHà Nội: Liên tiếp bắt giữ số lượng lớn găng tay cao su không rõ nguồn gốc, đã qua sử dụngĐã sẵn sàng cho Đại hội thể dụcThị trường xe điện Trung Quốc: Cuộc đua giành thị phần ngày càng khốc liệtXuất cấp xuồng, phao bè, áo phao hỗ trợ Tuyên Quang khắc phục hậu quả mưa bãoWorld Cup 2018: Quá nhiều bất ngờ ngay khi khởi đầuCờ vua khởi sắcPhương án điều chỉnh lịch bay ở Nội Bài, Vân Đồn ứng phó bão số 1Thưởng vận động viên, huấn luyện viên
下一篇:Công an Hà Nội thông tin về vụ cháy chung cư mini
- ·Cần hiểu đúng, phản ánh đúng và công bằng về nhiệt điện than
- ·Ô tô đánh rơi bao tải đinh vít xuống cao tốc Pháp Vân
- ·Đề xuất về sử dụng kinh phí thực hiện dân chủ ở cơ sở
- ·Những ai được hưởng chính sách lương hưu đặc biệt từ 1/7?
- ·Bão số 3 Saola giật trên cấp 17 nhiều giờ liền ở Biển Đông, khả năng đổi hướng
- ·Năm 2019, sẽ giảm vận động viên đào tạo không tập trung
- ·Quảng Ninh: Tăng trưởng tín dụng 9 tháng đầu năm 2024 có nhiều khởi sắc
- ·Giải vô địch karatedo miền Nam lần thứ I: Hậu Giang đã sẵn sàng
- ·Chạy trốn CSGT, nhóm thanh niên 'kẹp 3' bị tai nạn chết người
- ·Thị xã Ngã Bảy: Tổ chức Giải bóng rổ mừng xuân 2018
- ·Cá chép vàng tiễn ông Táo vừa thả đã chết nổi ở hồ Hoàng Cầu
- ·Đẩy mạnh truy quyét thuốc lá nhập lậu bày bán công khai
- ·Những cuốn sách cho phép 'trông mặt mà bắt hình dong'
- ·Nguồn vốn dự phòng, tăng thu thực hiện thống nhất theo Luật Ngân sách nhà nước
- ·Những thông tin thú vị về loài chuột
- ·Hưng Yên: Tịch thu gần 13.000 chiếc khẩu trang không rõ nguồn gốc, xuất xứ
- ·Netflix tới Việt Nam, sôi động truyền hình Internet
- ·Phát hiện nhà xưởng 2.000m2 dùng để đóng găng tay tái chế
- ·Bạc Liêu: Hàng lậu vẫn diễn biến phức tạp
- ·Thu ngân sách nhà nước đạt 85,1% dự toán
- ·Galaxy S8 có giúp Samsung tỏa sáng trở lại sau hàng loạt sóng gió?
- ·Chân tướng nữ nghi phạm 21 tuổi bắt cóc 2 bé gái ở phố đi bộ Nguyễn Huệ
- ·Công văn khẩn gửi 11 tỉnh, thành chống dịch viêm phổi cấp
- ·Rộn ràng cổ vũ cho U23 Việt Nam
- ·Cán bộ ngân hàng kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo 50 triệu đồng
- ·Sử dụng giấy tờ World Cup từ Nga nhập cảnh Phần Lan để xin tị nạn
- ·Infographics: Công tác cổ phần hóa, sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước năm 2024
- ·World Cup 2018: Những ứng viên vô địch
- ·Truy tìm 'hot girl' Bella nghi đi nhầm xe máy của người dân
- ·Bất ngờ với gói quà tết độc đáo của con dâu trưởng
- ·Nhặt được 15 triệu đồng nhờ công an tìm trả lại người làm rơi
- ·Hướng dẫn giao vốn, tài sản đối với đơn vị sự nghiệp tự chủ
- ·Hà Nội: Tiêu hủy 18 tấn hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, hàng kém chất lượng
- ·“Giải mã” thành công của thể thao Châu Thành A
- ·Long An tham gia chợ công nghệ và thiết bị quốc tế Việt Nam
- ·Bộ Tài chính sẽ tổ chức Hội thảo