您的当前位置:首页 > World Cup > 【nhận định gladbach】Bệnh sởi tại TPHCM đang có dấu hiệu tăng 正文

【nhận định gladbach】Bệnh sởi tại TPHCM đang có dấu hiệu tăng

时间:2025-01-10 19:18:15 来源:网络整理 编辑:World Cup

核心提示

TPHCM cần ngăn chặn bệnh sởi lây lan ra cộng đồngTPHCM: 95% ca mắc bệnh sởi do chưa được tiêm chủngB nhận định gladbach

benh soi tai tphcm dang co dau hieu tangTPHCM cần ngăn chặn bệnh sởi lây lan ra cộng đồng
benh soi tai tphcm dang co dau hieu tangTPHCM: 95% ca mắc bệnh sởi do chưa được tiêm chủng
benh soi tai tphcm dang co dau hieu tang
Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhiễm,ệnhsởitạiTPHCMđangcódấuhiệutănhận định gladbach Bệnh viện Nhi đồng 2. Ảnh T.D

Cụ thể, tổng số ca sởi nội trú và ngoại trú tính từ ngày 16/11 đến ngày 15/12 là 169 ca, tăng 21% so với tháng trước. Tính từ đầu năm 2019 đến ngày 15/12, thành phố có 6.673 ca sởi, tăng 5.459 ca so với cùng kỳ năm 2018.

Về bệnh sốt xuất huyết số ca nội trú và ngoại trú từ ngày 16/11 đến ngày 15/12/2019 là 5.325 ca, giảm 31% so với tháng trước và giảm 36% so với cùng kỳ năm 2018. Trong tháng qua có 1 ca tử vong tại huyện Hóc Môn. Số ca sốt xuất huyết cộng dồn từ đầu năm đến ngày 15/12 là 64.989 ca, tăng 54% so với cùng kỳ năm 2018; đã ghi nhận 10 ca tử vong, trong đó Hóc Môn có 4 ca và Củ Chi, Tân Phú, Bình Tân, Bình Chánh, Quận 2, Tân Bình mỗi địa phương có 1 ca.

Tương tự, tình hình bệnh tay chân miệng xảy ra trên địa bàn cũng đang giảm. Tổng số ca nội trú và ngoại trú từ ngày 16/11 đến ngày 15/12 là 2.218 ca, giảm 59% so với tháng 11 và giảm 40% so với cùng kỳ năm 2018. Số ca cộng dồn từ đầu năm đến ngày 15/12/2019 là 27.313 ca, giảm 29% so với cùng kỳ năm 2018.

Ngoài ra, theo kết quả giám sát các bệnh truyền nhiễm gây dịch tại thành phố từ nhiều năm qua của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố, từ khoảng tháng 12 năm trước cho đến hết tháng 3 năm sau là thời gian xuất hiện nhiều ca bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp như cúm, thủy đậu, sởi, quai bị, rubella…

Bệnh có thể xuất hiện rải rác trong cộng đồng nhưng cũng có thể gây nên các chùm ca bệnh ở những nơi đông người như, trường học, xưởng sản xuất, văn phòng. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường tự khỏi nhưng cũng có thể có biến chứng nặng trên một số cơ địa mắc bệnh mạn tính, phụ nữ có thai, trẻ quá nhỏ hoặc người già.

Ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết, trong thời gian tới ngành Y tế sẽ tiếp tục tăng cường giám sát, xử lý các điểm nguy cơ gây dịch sốt xuất huyết; giám sát, phát hiện và xử lý sớm các ổ dịch, không để dịch lan rộng, kéo dài…