Giá đắt đỏ,cứubảng xếp hạng latvia phụ thuộc nhập khẩu Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), trong xu hướng hội nhập sâu rộng hiện nay, ngành chăn nuôi trong nước sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn và mức độ cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu ngày càng khốc liệt. Theo TS. Nguyễn Thanh Sơn, Viện Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), điểm yếu nhất của ngành chăn nuôi là giá thành sản xuất cao, do đó phần lớn các sản phẩm chăn nuôi chính của Việt Nam đều có giá cao hơn các nước trong khu vực và thế giới. Đơn cử, giá 1kg sữa tươi ở Việt Nam là 12.000 đồng, gấp đôi New Zealand; giá thịt lợn hơi ở Việt Nam là 45.000 – 55.000 đồng/kg, gấp hơn 2 lần giá thịt lợn hơi tại Mỹ (chỉ khoảng 25.000 -30.000 đồng/kg)... Không những vậy, hiện nay, nước ta đang phải nhập khẩu khoảng 2,5% sản lượng thịt, tự túc 97,5%. Trong đó, nhập khẩu chủ yếu 2 nhóm sản phẩm: Phụ phẩm của gà (chân, cánh, đùi) do giá rất rẻ so với sản xuất trong nước, chỉ 0,85 USD/kg và thịt bò do sản lượng trong nước chưa đáp ứng nhu cầu. Những năm trở lại đây, Việt Nam liên tục nhập khẩu thịt bò từ các nước, chủ yếu của Australia. Giá thịt bò hơi nhập khẩu về Việt Nam chỉ từ 2,4-3 USD/kg, trong khi giá sản xuất trong nước là 65.000 – 75.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi hiện nay đang phụ thuộc khá nhiều vào những vật tư đầu vào như con giống, thức ăn, thuốc thú y nên chi phí đầu tư cho sản xuất thường cao. Ước tính mỗi năm, chúng ta phải nhập trên 8 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, trị giá khoảng 3 tỷ USD. So với các nước trong khu vực, giá thành thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam luôn cao hơn khoảng 10-15%. Ngoài ra, giết mổ công nghiệp, bán công nghiệp chỉ chiếm khoảng 20%/tổng lượng thịt, chủ yếu là giết mổ thủ công, thiếu điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cũng góp phần làm giảm giá trị gia tăng của sản phẩm, công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch trong lĩnh vực chăn nuôi còn rất yếu kém. Tổng thể cả nước hiện chưa có DN nhà máy chế biến các sản phẩm thịt, trứng, sữa quy mô lớn. Do đó, chất lượng sản phẩm đưa ra thị trường kém đa dạng. Mặc dù đang còn một số tồn tại nhưng theo các chuyên gia, ngành chăn nuôi nước ta có tiềm năng và triển vọng để phát triển sản xuất theo hướng chất lượng cao. Cũng theo tổ chức FAO (2016), về nhu cầu thực phẩm thế giới, dự báo tới năm 2050 nhu cầu thế giới về các sản phẩm có nguồn gốc động vật sẽ tăng 70%. Đây là một cơ hội để phát triển kinh tế và giảm nghèo đói tại Việt Nam một khi Chính phủ đưa ra được các chính sách phù hợp và thúc đẩy một hệ thống chăn nuôi bền vững, thân thiện với môi trường. | Dây chuyền công nghệ cao sản xuất trứng sạch của Công ty Ba Huân Ảnh: NNK. |
Cách nào thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng CNC? Theo đánh giá của TS. Phạm Sỹ Tiệp, Viện Chăn nuôi, hội nhập quốc tế, ngành chăn nuôi nước ta sẽ thu hút được nhiều dự án đầu tư mới, nhất là chăn nuôi công nghệ cao (CNC), như vậy, triển vọng về sự phát triển chăn nuôi chất lượng cao, bền vững là rất lớn. Thực tế hiện nay một số DN và trang trại chăn nuôi lợn đang ứng dụng quy trình công nghệ tổng hợp và tự động hóa quá trình chăn nuôi quy mô công nghiệp, đã góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi. Trong 5 năm gần đây một số DN và tập đoàn trong nước đã và đang đầu tư vào một số lĩnh vực chăn nuôi như: Tập đoàn TH true Milk, Hòa Phát, Công ty Ba Huân (sản xuất trứng sạch)… với quy mô chăn nuôi lớn, công nghệ hiện đại với chất lượng sản phẩm cao. Đây là tiền đề quan trọng để thúc đẩy sự phát triển chăn nuôi chất lượng cao nước ta Qua thực tế đó, ông Tiệp khẳng định, một trong những giải phát triển chăn nuôi bền vững là ứng dụng CNC trong sản xuất, đây là yếu tố quyết định để có sản phẩm chất lượng cao. Theo đó, Nhà nước cần rà soát, bổ sung, hoàn thiện các chính sách thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp với việc ứng dụng CNC. Cụ thể, đối mới trong công tác nghiên cứu khoa học, đặc biệt trong khối các cơ quan nghiên cứu khoa học công lập, thực hiện xã hội hóa những lĩnh vực có tiềm năng, đổi mới thủ tục hành chính trong triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học theo hướng gọn nhẹ, gắn với sản phẩm đầu ra, tạo điều kiện về thời gian cho các nhà khoa học… Bên cạnh đó, việc lựa chọn, quyết định thành lập các khu nông nghiệp ứng dụng CNC phải phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương (điều kiện tự nhiên, thị trường, khả năng tài chính, công nghệ…). Theo đó, nên phân kỳ đầu tư để có bước đi thích hợp, tạo tiền đề tích lũy kinh nghiệm, tài chính và công nghệ để nhân rộng mô hình. Khi phát triển các mô hình nông nghiệp ứng dụng CNC sẽ giúp đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về sản phẩm sạch, chất lượng cao, có giá thành tốt./. Khánh Linh |