【kết quả afc】Các khu công nghiệp tỉnh: Vượt khó thành công, kỳ vọng phát triển
Năm 2023,áckhucôngnghiệptỉnhVượtkhóthànhcôngkỳvọngpháttriểkết quả afc mặc dù chịu nhiều tác động bởi suy giảm kinh tế toàn cầu, song thu hút đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp (KCN) của tỉnh vẫn hơn 1,22 tỷ đô la Mỹ, đạt 111% kế hoạch, thu hút đầu tư trong nước 6.033 tỷ đồng, đạt 548% kế hoạch. Để duy trì và phát huy được những kết quả đó, tỉnh quan tâm đầu tư nguồn lực, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, làm tiền đề thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư vào các KCN.
Tích cực hỗ trợ doanh nghiệp
Dù mới khởi công xây dựng hơn 1 năm, nhưng KCN VSIP III đã thu hút được hơn 1,54 tỷ đô la Mỹ. Ngoài dự án hơn 1,3 tỷ đô la Mỹ của Tập đoàn Lego (Đan Mạch), năm 2023, VSIP III đã thu hút thêm 223 triệu đô la Mỹ. Trong đó, Tập đoàn Pandora, thương hiệu trang sức Đan Mạch đã đầu tư xây dựng cơ sở chế tác mới với tổng vốn đầu tư khoảng 163 triệu đô la Mỹ, đáp ứng 60 triệu sản phẩm mỗi năm và tạo ra việc làm cho hơn 6.000 người, dự kiến nhà máy bắt đầu sản xuất vào cuối năm 2024.
Doanh nghiệp trong các KCN tỉnh nhận được sự hỗ trợ tích cực của các cấp, các ngành và Ban Quản lý, tiếp tục duy trì, mở rộng sản xuất, kinh doanh. Trong ảnh: Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH Ắc quy GS Việt Nam
Ông Michael Zinck Jensen, Trưởng ban Dự án Công ty Pandora Production Holding tại Bình Dương, cho biết dự án đang triển khai theo đúng kế hoạch đề ra. Thay mặt lãnh đạo tập đoàn, ông cảm ơn chính quyền tỉnh Bình Dương đã tạo mọi điều kiện để Pandora triển khai dự án thuận lợi. Tập đoàn cam kết sẽ đưa nhà máy vào hoạt động theo đúng tiến độ, để tạo việc làm cho hàng ngàn công nhân lao động tại tỉnh.
Theo Ban Quản lý các KCN tỉnh, năm 2023 trong bối cảnh tác động của xung đột thế giới, lạm phát tăng cao tại nhiều thị trường khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, xu hướng tăng lãi suất, thu hẹp chính sách tiền tệ, tài khóa ở nhiều quốc gia ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp (DN). Tuy vậy, các DN trong các KCN tỉnh đã nỗ lực vượt khó, hiện nhiều DN đang tuyển dụng thêm nhân lực, tái khởi động lại một số dây chuyền sản xuất. Đặc biệt, nhiều DN đã mở rộng thị trường tiêu thụ, tìm kiếm thêm các đơn hàng ở nhiều quốc gia khác nhau.
Lũy kế đến nay, các KCN Bình Dương có 3.089 dự án còn hiệu lực, bao gồm 2.408 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký 29,4 tỷ đô la Mỹ và 681 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 94.000 tỷ đồng.
Theo ông Nguyễn Trung Tín, Trưởng ban Quản lý KCN tỉnh, thời gian qua, để tháo gỡ khó khăn cho DN, tỉnh đã tập trung xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ DN nhỏ và vừa, DN khởi nghiệp và thu hút đầu tư vào KCN; thường xuyên tổ chức hội nghị tiếp xúc DN, ngành hàng để kịp thời nắm bắt thông tin, tháo gỡ khó khăn. Nhờ vây, trong năm 2023, dù chịu không ít khó khăn, thách thức, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN trong KCN trên địa bàn tỉnh vẫn được duy trì ổn định.
Thu hút đầu tư hiệu quả
Với vị trí thuận lợi, mặt bằng rộng, thông thoáng, cùng những cơ chế chính sách ưu đãi, các KCN của tỉnh vẫn đang tạo được sức hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư. Ngoài những dự án mới, năm 2023 nhiều nhà đầu tư tiếp tục đầu tư dây chuyền máy móc mới, hiện đại hơn, mở rộng nhà xưởng sản xuất, kinh doanh nhằm tăng năng suất; đã có nhiều DN đầu tư mở rộng sản xuất như Công ty Cổ phần Thực phẩm Orion Vina, Công ty Dongil Rubber Belt Việt Nam, Công ty Sài Gòn Stec, Công ty Quốc tế Waytex (Việt Nam), Công ty Dynaplast Packaging (Việt Nam)…
Để tiếp tục phát triển ngày càng bền vững, các KCN tỉnh đang chủ động mọi giải pháp để thu hút nguồn vốn đầu tư ngày càng chất lượng và hiệu quả. Tỉnh cũng đang chuẩn bị thật tốt các điều kiện như quỹ đất sạch, quy hoạch các KCN mới, xây dựng hệ sinh thái công nghệ, triển khai đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cung ứng đầy đủ, kịp thời nguồn lao động cho DN đến đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Hiện tại, tỉnh đang lập quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, dự kiến sẽ tiếp tục đầu tư mới và mở rộng các KCN hiện hữu nhưng hướng tới các chuẩn mực cao hơn về khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường, chú trọng thu hút các ngành nghề mang lại giá trị gia tăng cao và đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng khắt khe của nhà đầu tư quốc tế. Để phát triển công nghiệp bền vững, quy hoạch tỉnh hướng đến phân bố không gian phát triển công nghiệp theo hướng gắn với vùng Đông Nam bộ, phù hợp với quy hoạch tổng thể tỉnh, lợi thế của từng địa phương, bảo đảm tính chuyên môn hóa cao, tăng cường tính liên kết nội vùng và liên vùng. Từ đó, hình thành các vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ, logistics dọc hành lang đường Vành đai 3, Vành đai 4 và các tuyến cao tốc của vùng Đông Nam bộ qua tỉnh Bình Dương.
Theo ông Nguyễn Trung Tín, Trưởng ban Quản lý các KCN tỉnh, Ban Quản lý tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hơn nữa chính sách và điều chỉnh mục tiêu, định hướng phát triển các KCN để thích ứng với bối cảnh mới. Theo đó, việc xây dựng phát triển các KCN của tỉnh sẽ chuyên sâu hơn. UBND tỉnh đang triển khai thủ tục KCN cơ khí hỗ trợ và tiếp tục rà soát quy hoạch, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các KCN khác. Ban Quản lý các KCN cũng đang phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư hạ tầng các KCN, đặc biệt là VSIP III, Cây Trường để các nhà đầu tư sớm thực hiện các dự án sản xuất tại đây và thu hút thêm nhiều dự án mới trong thời gian tới.
相关推荐
- Việt Nam is an important country to Australia: diplomat
- Huyền thoại bóng đá Franz Beckenbauer qua đời
- Năm 2018, Hải quan Hà Nội siết chặt kỷ luật, kỷ cương công vụ
- “Dạ tiệc Hoàng cung”, quen mà lạ
- Thời tiết hôm nay 03/1: Miền Trung mưa rào, miền Bắc trời rét
- Sẽ đề nghị Bộ Y tế sửa đổi quy định với thực phẩm bảo vệ sức khỏe
- Tăng cường công tác quản lý, đôn đốc và chống thất thu NSNN
- Rộn ràng chợ quê ngày hội