当前位置:首页 > Cúp C1

【kèo uruguay】Phản ứng của một số quốc gia sau công bố mới của “Hồ sơ Panama”

phan ung cua mot so quoc gia sau cong bo moi cua ho so panama

Cơn bão "Hồ sơ Panama" làm chao đảo thế giới.

Tại châu Âu,ảnứngcủamộtsốquốcgiasaucôngbốmớicủaHồsơkèo uruguay Thụy Điển, một trong những quốc gia mạnh tay nhất với các đối tượng trốn thuế, ngay lập tức cung cấp đường dây nóng để các tổ chức, cá nhân "nhúng chàm" có thể thú tội trước khi điều trần. Còn ở Vương quốc Anh, Thủ tướng David Cameron đã phải có một phiên giải trình trước Quốc hội về việc ông và vợ mình sở hữu một công ty nước ngoài tại quần đảo Virgin thuộc Anh để che giấu những khoản đầu tư lớn. Tại quốc gia Bắc Âu Na Uy, cảnh sát thậm chí đã thiết lập một đường dây nóng để những đối tượng có hành vi trốn thuế và xuất hiện trong “Hồ sơ Panama” có thể gọi tới và thú nhận những sai phạm của mình để được hưởng sự khoan hồng.

Trong số các quốc gia châu Mỹ, Mexico là quốc gia mạnh tay nhất sau khi thông tin về vụ bê bối Panama xuất hiện. Cơ quan Quản lý thuế Mexico (SAT) đang tiến hành điều tra 33 cá nhân có tên trong “Hồ sơ Panama”, trong đó bao gồm chính trị gia, doanh nhân và diễn viên. Còn tại Ecuador, Tổng chưởng lý nước này Galo Chiriboga cho biết, sẽ đề xuất phối hợp Panama điều tra các hành vi sai trái khi ông gặp người đồng cấp Panama vào cuối tháng 5. Trong khi đó, Tổng thống Panama Juan Carlos Varela tuyên bố, nước này sẽ chia sẻ thông tin và hợp tác với các quốc gia và vùng lãnh thổ khác trong vấn đề này.

Tại châu Á, trong “Hồ sơ Panama”, người ta ngay lập tức thấy được rất nhiều thông tin liên quan tới Trung Quốc, một trong những nền kinh tế hàng đầu khu vực. Trước việc hàng loạt quan chức cấp cao Trung Quốc “nhúng chàm”, Ủy ban kiểm tra kỷ luật Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc đã tiến hành điều tra trong nội bộ đảng đối với các quan chức cấp tỉnh, cấp bộ trở lên. Theo đó, Ủy ban kiểm tra kỷ luật Trung Quốc sẽ xem các quan chức nói trên hoặc người dân của họ có các công ty ở nước ngoài hay không. Để phục vụ cho công tác này, Bí thư Ủy ban kiểm tra kỷ luật Trung ương, ông Vương Kỳ Sơn đã đích thân đưa ra quy định mới với nội dung cốt lõi là tuyệt đối không đưa vào danh sách đề bạt, bổ nhiệm đối với những quan chức cấp tỉnh, cấp bộ trở lên (hoặc người thân của họ) có tài sản ở nước ngoài nhưng chưa báo cáo rõ với tổ chức. Hiện quy định mới này đã được chuyển đến tận tay các quan chức cấp tỉnh, cấp bộ trở lên.

Tại Nhật Bản, phát ngôn viên Chính phủ nước này cho biết, Tokyo dự định đề xuất một kế hoạch hành động chống tham nhũng tại Hội nghị thượng đỉnh G7 được tổ chức vào ngày 26 và 27-5 ở Ise, Nhật Bản. Theo Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga, Nhật Bản hy vọng có các đề xuất chống trốn thuế, tăng yêu cầu công bố thông tin, đính kèm trong tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo G7 khi kết thúc hội nghị.

Còn tại Ấn Độ, Chính phủ nước này cũng đã ngay lập tức vào cuộc với các đối tượng bị nghi ngờ trốn thuế bị công bố. Cơ quan thuế Ấn Độ đã gửi trát đòi các công ty được nêu tên giải trình phục vụ cho quá trình điều tra. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã ra lệnh tiến hành một cuộc điều tra liên cơ quan về những thông tin được Hồ sơ Panama đưa ra, trong đó có tên của hơn 500 người Ấn Độ. Ông Modi cũng cam kết sẽ truy lùng những người trốn thuế và mang về hàng tỷ USD tiền bất hợp pháp được gửi tại những nơi an toàn không bị đóng thuế.

Không lâu sau khi “Hồ sơ Panama” được tiết lộ lần đầu, Việt Nam cũng nằm trong danh sách “đen” với 189 người được "điểm mặt chỉ tên". Phản ứng trước thông tin này, hầu hết các đại gia Việt đều khẳng định việc mình xuất hiện trong danh sách “Hồ sơ Panama” chưa đủ chứng minh rằng họ phạm tội. Còn phía cơ quan chức năng Việt Nam cũng đã có những thông tin cho thấy, sẵn sàng vào cuộc để minh bạch vụ việc. Trên cơ sở kiểm tra dữ liệu nộp thuế cũng như đối chiếu với các quy định của Việt Nam, ngành thuế sẽ xác định cá nhân, tổ chức có dấu hiệu trốn thuế hay lách thuế...

分享到: