【nxh nha】Tháo gỡ điểm nghẽn phát triển vùng Đông Nam bộ

时间:2025-01-25 23:01:30 来源:Empire777
Khắc phục bất cập,áogỡđiểmnghẽnpháttriểnvùngĐôngNambộnxh nha phát triển logistics vùng Đông Nam Bộ
Hội thảo với sự tham gia của nhiều chuyên gia,
Hội thảo với sự tham gia của các chuyên gia kinh tế, học giả, nhà khoa học và đại diện các sở, ban, ngành thuộc 6 tỉnh và thành phố nằm trong vùng Đông Nam bộ…

Đó là những điểm nghẽn trong phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam bộ được các chuyên gia chỉ ra tại Hội thảo quốc gia “Động lực phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ: Tiềm năng và thách thức” do Trường Đại học Kinh tế TPHCM tổ chức ngày 10/3.

Phát biểu tại hội thảo, GS.TS Sử Đình Thành, Hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế TPHCM cho biết, vùng Đông Nam bộ là vùng (gồm TPHCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh) có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước. Mặc dù chỉ chiếm khoảng 9% diện tích và 20% dân số, nhưng vùng Đông Nam bộ góp phần rất lớn cho sự phát triển đất nước. Vùng đóng góp hơn 30% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và khoảng 45% tổng thu ngân sách nhà nước (2021).

Kết quả hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của Vùng gần đây cho thấy ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đầu tư đổi mới công nghệ, nhóm ngành công nghiệp có sử dụng công nghệ cao tăng bình quân khoảng 10%/năm. Sự tăng trưởng này phản ánh quá trình cơ cấu lại ngành công nghiệp theo hướng mở rộng và phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, tạo sản phẩm tiêu dùng có giá trị gia tăng cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và tham gia xuất khẩu.

Tháo gỡ điểm nghẽn phát triển vùng Đông Nam bộ
Lễ ra mắt Viện Nghiên cứu và Tư vấn phát triển vùng (Viện IRDRC).

Tuy nhiên, vùng này đang đối diện với hạ tầng giao thông chưa được phát triển đồng bộ, khiến chi phí vận chuyển và lưu thông hàng hóa cao, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, vùng có tỉ lệ đô thị hóa cao 67%, đặc biệt siêu đô thị như TPHCM cùng với các địa phương như Bình Dương, Đồng Nai đang thu hút hơn 40% lao động nhập cư, nên phải đối diện thách thức về cơ sở hạ tầng đô thị và cơ sở hạ tầng xã hội.

GS.TS Nguyễn Trọng Hoài, Tổng biên tập tạp chí Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á cho biết, theo quy hoạch, đến năm 2030, vùng Đông Nam bộ có 970km cao tốc, nhưng hiện tại mới chỉ đưa vào khai thác thực tế chỉ hơn 10% so với quy hoạch, do thiếu hụt nguồn vốn đầu tư công và khó khăn giải phóng mặt bằng. Đây là vùng có nhiều tiềm năng phát triển dài hạn, nhưng gần đây có dấu hiệu chững lại, tồn tại nhiều điểm nghẽn.

Mặt khác, theo các chuyên gia, vùng Đông Nam bộ được coi là vùng kinh tế có năng lực đổi mới sáng tạo và ứng dụng khoa học công nghệ lớn nhất Việt Nam. Mặc dù vậy, vùng Đông Nam bộ vẫn có những hạn chế trong phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ.

Cụ thể, tỉ lệ lao động có kỹ năng của vùng Đông Nam Bộ chỉ xấp xỉ bằng mức trung bình cả nước. Tỉ lệ chi R&D (hoạt động nghiên cứu và phát triển) trên GRDP ở mức rất thấp. Các vấn đề mang tính quản trị vùng chưa được quan tâm đúng mức và hiệu quả.

Theo đó, để vùng Đông Nam Bộ phát triển đúng tiềm lực, các chuyên gia cho rằng, cần tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách và đẩy mạnh phát triển liên kết vùng. Ban chỉ đạo vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chủ động đề xuất xây dựng chiến lược phát triển khoa học, công nghệ toàn vùng. Đồng thời, cần đánh giá hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tháo gỡ khó khăn vướng mắc về cơ chế, tài chính, xây dựng chiến lược thu hút nhà đầu tư có công nghệ…

Để góp phần thực hiện hiệu quả các Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội các vùng, tại Hội thảo, Trường Đại học Kinh tế TPHCM cũng chính thức ra mắt Viện Nghiên cứu và Tư vấn phát triển vùng (Viện IRDRC), thực hiện các nghiên cứu ứng dụng và cung cấp dịch vụ tư vấn, nhằm góp phần giúp các địa phương tiếp cận những xu hướng mới trong việc thiết kế và vận hành chính sách…

Với tầm nhìn đến năm 2035 trở thành tổ chức nghiên cứu và tư vấn đa ngành, đa lĩnh vực hoạt động, Viện IRDRC hướng tới 4 trụ cột chính: nghiên cứu ứng dụng và tư vấn chính sách cho khu vực công; tư vấn nghiệp vụ và chiến lược cho khu vực tư nhân; lan toả tri thức và kết nối cộng đồng; quản trị và vận hành.

推荐内容