Đồng hành phát triển kinh tế Hơn 15 năm qua,ấtđờisốngphụnữtỷ số 24h chị Nguyễn Trần Thị Thạch Thảo, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp Thắng Lợi, xã Lộc Phú vừa làm mẹ vừa đảm nhận vai trò người cha trong gia đình và không ngừng nỗ lực chăm lo phát triển kinh tế. Hiện nay, ngoài dành quỹ đất 1 ha trồng bưởi da xanh với những sáng tạo hình dáng phù hợp thị hiếu người tiêu dùng phục vụ dịp lễ, tết, cho thu nhập mỗi năm vài trăm triệu đồng, chị Thảo còn trồng xen các loại cây điều, cao su. Chị cũng kết hợp chăn nuôi dê thương phẩm để tăng thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống. Theo chị, cuộc sống đổi thay như hôm nay là do bản thân đã theo sát các chương trình, kế hoạch hoạt động của hội phụ nữ. Nhờ mái nhà chung hội phụ nữ, chị được trải nghiệm, tham quan nhiều điều bổ ích trong chăm sóc gia đình cũng như phát triển kinh tế. Chị Thảo chia sẻ: Các cấp hội phụ nữ đã tạo điều kiện cho hội viên được vay vốn phát triển kinh tế, tham gia tập huấn cách chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Nhờ đó, kinh tế gia đình ngày càng khá hơn. Mô hình kinh tế của gia đình chị Nguyễn Trần Thị Thạch Thảo, xã Lộc Phú đang cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm
Theo bà Tô Thị Thêu, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Lộc Ninh, từ đầu năm tới nay, các cơ sở hội trên địa bàn huyện đã duy trì phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, qua đó giúp 290 hội viên bằng tiền mặt, trao phương tiện sinh kế, vốn khởi nghiệp, giới thiệu sản phẩm và hỗ trợ cây - con giống, phân bón, cám, gạo đến ngày công lao động… Huyện hội cũng chỉ đạo cơ sở rà soát, đề xuất các sản phẩm do phụ nữ sản xuất, chế biến để có biện pháp hỗ trợ phát triển thương hiệu. Theo đó, huyện đã giới thiệu các sản phẩm tham dự và đăng ký sàn giao dịch nông sản thương mại điện tử; giới thiệu một số tổ hợp tác tham gia hội chợ hàng tiêu dùng; duy trì 22/22 gian hàng giới thiệu sản phẩm do phụ nữ làm ra; tổ chức cho thành viên các hợp tác xã, tổ hợp tác tham gia tập huấn công nghệ 4.0 do tỉnh, Trung ương tổ chức. Sạch mọi nơi, đẹp mọi chỗ Lộc Phú là xã thuộc vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, có đông đồng bào DTTS sinh sống, song trong các phong trào thi đua, nhất là xây dựng nông thôn mới đều được hội viên phụ nữ hưởng ứng tích cực. Chị Trần Thị Minh Thu, Chủ tịch Hội LHPN xã Lộc Phú cho biết: Từ đầu năm đến nay, xã tổ chức 10 đợt dọn vệ sinh cổng chào, nhà văn hóa, các tuyến đường; phối hợp trao tặng 40 thùng đựng rác cho các hộ dân ấp Bù Linh; tổ chức ngày hội “Đổi rác thải lấy quà tặng” tại 4 ấp thu hút hàng trăm lượt phụ nữ, trẻ em tham gia và thu gom được hơn 900kg phế liệu các loại đổi lấy nhu yếu phẩm, đồ dùng gia đình, với tổng hơn 10 triệu đồng. Đặc biệt, hưởng ứng cuộc vận động “Phụ nữ với phong trào xây dựng khu dân cư sạch mọi nơi, đẹp mọi chỗ”, hội viên phụ nữ các ấp đã tích cực trồng, chăm sóc, gây dựng nhiều tuyến đường hoa xanh, sạch, đẹp. Phụ nữ xã Lộc Phú nâng cao đời sống tinh thần bằng văn hóa, văn nghệ Chị Trần Thị Kim Huệ, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp Bù Nồm, xã Lộc Phú chia sẻ: Là ấp có đông đồng bào DTTS sinh sống, với 2/3 hội viên DTTS, song mỗi khi các cấp hội phụ nữ phát động phong trào thi đua yêu nước, nhất là trong xây dựng nông thôn mới, hội viên phụ nữ Bù Nồm hưởng ứng rất tích cực. Như việc trồng tuyến đường hoa, nhiều chị em không chỉ bỏ ngày công mà còn mua sẵn cây giống, dụng cụ để chăm sóc hoa rất chu đáo. Từ đầu năm đến nay, Hội LHPN huyện Lộc Ninh đã xây dựng và triển khai kế hoạch “Phụ nữ với phong trào xây dựng khu dân cư sạch mọi nơi, đẹp mọi chỗ”. Huyện hội đã tặng 40 thùng rác trị giá 64 triệu đồng hỗ trợ xã Lộc Phú; tổ chức 24 đợt tuyên truyền với 1.112 người tham dự; làm 27 con đường xanh - sạch - sáng với tổng chiều dài 21km, trị giá gần 50 triệu đồng và 302 công lao động tham gia. Bên cạnh đó, tổ chức 16 đợt tuyên truyền với 1.543 người tham dự về hoạt động phân loại rác thải, bỏ rác đúng nơi quy định, hạn chế rác ni-lon; vận động 12.936 hộ hội viên đăng ký thực hiện phân loại rác thải tại nhà; xây dựng nhà vệ sinh cho các hộ khó khăn. Hội LHPN huyện cũng đã ra mắt 2 mô hình “5 có, 3 sạch”; chỉ đạo củng cố, kiện toàn hoạt động các mô hình an toàn vệ sinh thực phẩm; mô hình bảo vệ, thân thiện với môi trường, thu gom rác thải, con đường phụ nữ tự quản và mô hình chăn nuôi dê, gà, vịt, trồng rau xanh, rau sạch... Những hoạt động, phần việc thiết thực thời gian qua đã nâng cao nhận thức cán bộ, hội viên, phụ nữ trong thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch góp phần vun đắp giá trị gia đình Việt Nam”. Phụ nữ Lộc Ninh nói riêng và Bình Phước nói chung đã khẳng định vai trò, vị trí của mình trong quá trình xây dựng và phát triển quê hương. |