Sản xuất đá mỹ nghệ tại CCN Ninh Vân (Ninh Bình) |
TheìnhThíđiểmmôhìnhquảnlýcụmcôngnghiệpmớsporting đấu với portoo bà Phạm Thị Hồng - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Ninh Bình, trên địa bàn tỉnh hiện có 9 CCN, thu hút 171 dự án đầu tư. Trong đó, 59 dự án là của doanh nghiệp, 112 dự án do các cá nhân, hộ sản xuất đầu tư, 5 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn trên 84 triệu USD. Hiện 156/171 dự án đã đi vào hoạt động,14 dự án đang triển khai xây dựng, tổng số vốn đăng ký 5.437 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho khoảng 6.000 lao động. Năm 2015, doanh thu của các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh trong CCN đạt gần 4.100 tỷ đồng.
Cũng theo bà Phạm Thị Hồng, việc đầu tư xây dựng hạ tầng các CCN đã được thành lập trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua phần lớn vẫn do UBND huyện, thành phố thực hiện. Tuy nhiên, do kinh phí hạn hẹp dẫn đến việc đầu tư thiếu đồng bộ, chủ yếu xây dựng hệ thống đường giao thông, cầu, đường vào CCN, hệ thống điện nhưng chưa xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý chất thải, nước thải… Đến nay, Ninh Bình chỉ có 4/9 CCN được đầu tư xây dựng một phần hạ tầng từ nguồn ngân sách với kinh phí 170,1 tỷ đồng. “UBND cấp huyện cũng được giao nhiệm vụ quản lý các CCN trên địa bàn nhưng do vấn đề nhân lực hạn chế nên việc kiểm tra, kiểm soát cũng như báo cáo không sát sao” - bà Hồng nói.
Về vấn đề này, ông Trần Duy Tuấn - Phó giám đốc Sở Công Thương Ninh Bình - cho hay: Ninh Bình chưa có huyện nào thành lập được Trung tâm phát triển CCN, do đó, doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư không hề được kiểm soát. Để khắc phục, Ninh Bình đã thí điểm triển khai mô hình Trung tâm phát triển CCN. Đây là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc của Sở Công Thương hoạt động theo 3 nhiệm vụ: Quản lý hoạt động của các CCN; làm chủ đầu tư hạ tầng từ nguồn vốn ngân sách; xúc tiến thu hút, tư vấn đầu tư cũng như hoạt động khác có liên quan đến lĩnh vực hạ tầng CCN. Trung tâm được xây dựng gồm 15 biên chế, hiện đã có 8 người. Vừa qua, UBND tỉnh Ninh Bình đã giao cho trung tâm làm chủ đầu tư CCN La Vân với diện tích 50 ha, hiện 30 ha đầu tiên đã lấp đầy, 20ha còn lại đang được báo cáo xin ý kiến để đẩy nhanh tiến độ.
Ngoài ra, căn cứ vào thực tế, nhiều nhà đầu tư đã có văn bản đăng ký xin làm chủ đầu tư hạ tầng các CCN trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh Ninh Bình đã có văn bản gửi Bộ Công Thương đề nghị điều chỉnh tiến độ đầu tư phát triển CCN của tỉnh. Trong đó, chuyển toàn bộ phần diện tích thực hiện trong giai đoạn 2021-2025 về giai đoạn 2016-2020 đối với 10 CCN, gồm: CCN Gia Phú, Gia Phú-Liên Sơn, Gia Vân, Khánh Thượng, Yên Lâm, Đồng Phong, Khánh Hồng, Khánh Thành, Khánh Hải I, Đồng Hướng để triển khai thực hiện, qua đó nâng tổng diện tích quy hoạch sau khi điều chỉnh đến năm 2020 là 788,5ha.
Bà Phạm Thị Hồng - Giám đốc Sở Công Thương Ninh Bình: Từ kết quả ban đầu của mô hình Trung tâm phát triển CCN, nếu làm rõ trách nhiệm đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp một cách cụ thể thì việc quản lý CCN mới trôi chảy. |