欢迎来到Empire777

Empire777

【ty ca cuoc nha cai】Ưu đãi thuế sẽ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển

时间:2025-01-26 00:21:43 出处:World Cup阅读(143)

Nhiều giải pháp được Bộ Tài chính đề xuất để hỗ trợ doanh nghiệp.

Nhiều giải pháp được Bộ Tài chính đề xuất để hỗ trợ doanh nghiệp.

Đây là ý kiến của ông Trần Quang Chiểu - Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội khi trao đổi với PV Thời báo Tài chính Việt Nam.

* PV: Nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất,Ưuđãithuếsẽthúcđẩydoanhnghiệppháttriểty ca cuoc nha cai kinh doanh của DN nhỏ và siêu nhỏ, vốn là các đối tượng dễ bị tổn thương trước các khó khăn của nền kinh tế, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo nghị quyết của Quốc hội, trong đó đề xuất áp dụng mức thuế TNDN từ 15 – 17% cho các đối tượng này. Ông đánh giá như thế nào về đề xuất này của Bộ Tài chính?

- Ông Trần Quang Chiểu: Trong khi mức thuế suất bình quân thuế TNDN của Việt Nam ở mức 20%, thì ở một số quốc gia trên thế giới hiện đang duy trì mức thuế cao hơn Việt Nam, có nước thuế TNDN lên đến hơn 35%.

Trong những thời điểm khó khăn trước tác động, ảnh hưởng của suy thoái, khủng hoảng kinh tế giai đoạn vừa qua (từ 2008 - 2015), Quốc hội đã ban hành nhiều nghị quyết về hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho một số đối tượng DN thuộc nhóm DN nhỏ và vừa và tại Luật Thuế TNDN (sửa đổi) cũng đã xác định DN có quy mô nhỏ và siêu nhỏ được áp dụng mức thuế suất (20%) thấp hơn mức thuế suất phổ thông (25%, 22%), trong giai đoạn 2013 - 2015. Như vậy, chính sách thuế TNDN của Việt Nam được điều chỉnh giảm dần từ 32% xuống 28%, 25%, 22% và từ năm 2016 đến nay là 20%; ngoài ra còn có mức thuế suất ưu đãi là 10%, 15% và 17%.

Ông Trần Quang Chiểu
Ông Trần Quang Chiểu
Trong bối cảnh nền kinh tế chịu sự ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, tôi cho rằng, đề xuất của Bộ Tài chính giảm thuế cho đối tượng DN nhỏ, siêu nhỏ với mức thuế ưu đãi từ 15 -17% là hết sức phù hợp. Một mức thuế suất hợp lý sẽ giúp DN có thêm nguồn lực tài chính để mở rộng sản xuất kinh doanh, giảm sự phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng, tiết kiệm được chi phí, từ đó giảm giá thành, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút vốn đầu tư.

Các mức thuế suất này đảm bảo sự khuyến khích, hỗ trợ tương đương với mức thuế suất ưu đãi theo quy định của Luật Thuế TNDN đang áp dụng cho các dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, lĩnh vực chế biến nông sản, thủy sản và có mức độ khuyến khích cao hơn mức thuế suất đã áp dụng trong giai đoạn 2013 - 2015.

Đây cũng có thể coi là một cú “hích” khuyến khích các đối tượng là hộ kinh doanh chuyển lên DN, để đạt mục tiêu 1 triệu DN vào năm 2020. Việt Nam có khoảng 760 nghìn DN đang hoạt động, trong đó, DN nhỏ và siêu nhỏ chiếm tới hơn 93% tổng số DN - là các đối tượng DN dễ bị tổn thương trước biến động của nền kinh tế. Do đó, nếu được Quốc hội thông qua, các đối tượng này sẽ được hưởng mức thuế suất ưu đãi từ đầu năm 2021, sẽ góp phần thúc đẩy DN phát triển sản xuất kinh doanh, duy trì việc làm và đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững.

* PV: Tiêu chí xác định DN được áp dụng ưu đãi thuế như thế nào cho phù hợp nhận được sự quan tâm của dư luận. Theo ông, nên lựa chọn sử dụng tiêu chí vốn kết hợp với tiêu chí lao động; hay cần thiết phải có sự phân biệt theo lĩnh vực, ngành nghề...?

- Ông Trần Quang Chiểu: Điều 6 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa, đã quy định cụ thể tiêu chí xác định DN siêu nhỏ, DN nhỏ. Theo đó, việc phân loại DN được sử dụng đồng thời nhiều tiêu chí cụ thể (lao động, doanh thu, vốn) và có sự phân biệt theo ngành nghề, lĩnh vực hoạt động.

Tuy nhiên, việc sử dụng tiêu chí vốn kết hợp với tiêu chí lao động và có sự phân biệt theo lĩnh vực, ngành nghề làm cơ sở xác định đối tượng DN được hưởng mức thuế suất ưu đãi có bất cập khi đặt trong xu thế DN kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực như hiện nay.

Việc căn cứ theo tiêu chí doanh thu (có thể kết hợp với tiêu chí lao động) sẽ phản ánh thực chất kết quả hoạt động kinh doanh của DN, đồng thời phù hợp với kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới. Mặt khác, nếu nhìn ở góc độ quản lý, nếu lấy theo tiêu chí doanh thu (và lao động) thì cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý trong lĩnh vực thuế có sẵn nên sẽ thuận lợi hơn.

Tôi cho rằng, việc áp dụng mức thuế suất ưu đãi theo tiêu chí doanh thu là phù hợp, đúng bản chất kinh tế. Trong bối cảnh kinh tế - xã hội và thu ngân sách hiện nay thì việc xác định đối tượng DN để đề xuất giải pháp hỗ trợ cần phải dựa trên nguyên tắc: hỗ trợ đúng, trúng đối tượng nhưng lại không làm ảnh hưởng lớn đến thu NSNN, đặc biệt là tránh tình trạng ưu đãi dàn trải, làm giảm hiệu quả của chính sách khuyến khích, hỗ trợ.

* PV: Trong bối cảnh thu ngân sách gặp nhiều khó khăn, ông có lo ngại việc giảm thuế tác động nhiều đến tình hình thu NSNN hay không?

- Ông Trần Quang Chiểu: Theo đánh giá sơ bộ của Bộ Tài chính, việc thực hiện các giải pháp tại dự thảo nghị quyết có thể làm giảm thu NSNN khoảng 15.500 tỷ đồng/năm.

Tôi cho rằng, tuy việc giảm nghĩa vụ này trong ngắn hạn có gây áp lực lên cân đối NSNN, nhưng sẽ có tác động lớn đến việc thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh đối với DN nhỏ và siêu nhỏ, tạo môi trường đầu tư thuận lợi và về dài hạn, sẽ tạo điều kiện để DN nhỏ và siêu nhỏ tăng tích tụ, tích lũy, tái đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, từ đó góp phần tăng thu từ thuế TNDN cho NSNN vào những năm sau.

Để khắc phục và bù đắp các tác động đến thu NSNN trong ngắn hạn cũng như đảm bảo sự chủ động trong điều hành dự toán NSNN, Chính phủ cần chỉ đạo Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và địa phương chú trọng thực hiện hiệu quả các luật thuế, tăng cường hơn nữa công tác quản lý thu thuế, tránh thất thoát nguồn thu, nhằm đảm bảo hơn nữa tính bền vững của ngân sách.

* PV: Xin cảm ơn ông!

Minh Anh (thực hiện)

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: