【nhận định trận argentina】Hai phương thức thanh toán không dùng tiền mặt vẫn sẽ cùng tồn tại
Nông thôn, miền núi chưa tiếp cận được thanh toán điện tử
Trong những năm gần đây, thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đã phát triển mạnh. Theo số liệu của Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán có xu hướng giảm qua các năm.
Cùng với đó, số món giao dịch qua ATM quý I/2019 tăng 12% so với quý I/2018. Giá trị giao dịch qua ATM tăng 13% so với cùng kỳ. Trên cả nước đã có 70 ngân hàng triển khai dịch vụ thanh toán qua internet; 16 ngân hàng triển khai QR Code; 30 đơn vị tiền gửi thanh toán được cấp phép. Đặc biệt số món thanh toán qua di động quý I/2019 tăng 98% so với quý I/2018.
Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết các sản phẩm ngân hàng, ví điện tử đều tập trung khai thác khách hàng thành thị mà “bỏ quên” phân khúc khách hàng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Trong khi đó, nhóm khách hàng này chiếm đến 70% dân số Việt Nam.
Tại Hội thảo Tài chính toàn diện trong xu thế phát triển của nền kinh tế không dùng tiền mặt được tổ chức mới đây, bà Đặng Tuyết Dung - Giám đốc Visa tại Việt Nam và Lào cho rằng, nói đến tài chính toàn diện tức là hướng đến phân khúc khách hàng là đại trà, là những nhóm khách hàng chiếm phần đông trong dân số. Dĩ nhiên mức độ hiểu về tài chính của phân khúc đại trà không được tốt như phân khúc khác, bởi việc tiếp cận với các dịch vụ tài chính còn rất hạn chế.
“Làm sao để một người nông dân có thu nhập từ 3 - 4 triệu đồng cũng sống được như một người có thu nhập 15 triệu đồng. Đó chính là phần giáo dục về quản lý tài chính. Cùng một thu nhập, họ có thể tham gia gửi tiết kiệm, sử dụng dịch vụ tài khoản cơ bản, tham gia về bảo hiểm, khi họ đi vay, đồng tiền vay đó có thể giúp họ tái đầu tư sản xuất, giúp họ tăng thêm thu nhập” - bà Dung cho hay.
Bà Dung đưa ra ví dụ về việc Công ty Visa đã đưa vào giáo dục quản lý tài chính một số kỹ năng cơ bản cho hơn 3.600 phụ nữ ở tỉnh Điện Biên. Công ty đã phát triển một số phần mềm nhỏ trên điện thoại cơ bản, giúp những người phụ nữ có thông tin quản lý giao dịch và thực hiện được giao dịch cơ bản. Sau chương trình đó, có hơn 75% hộ gia đình cho biết thu nhập của gia đình tăng lên đáng kể, họ tự tin hơn khi tham gia vào quản lý tài chính và mở ra cho họ nhiều cơ hội.
“Để khách hàng ở vùng sâu, vùng xa có thể tiếp cận với dịch vụ thì thủ tục tiếp cận phải thật đơn giản. Họ không có nhiều giấy tờ, ngay cả giấy tờ chứng minh thu nhập cũng không có. Chúng ta có thể sử dụng công nghệ sinh trắc học để giúp họ tham gia vào dịch vụ nhanh nhất” - bà Dung chia sẻ.
Sẽ tồn tại song song các hình thức thanh toán
Chia sẻ về việc triển khai các hình thức thanh toán, bà Dung cho biết, hiện tại có hai hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trên thị trường, là thanh toán không tiếp xúc và thanh toán bằng QR Code. Tùy từng thị trường, Visa sẽ có chiến lược đưa hình thức thanh toán vào thị trường phù hợp.
Theo bà Dung, thị trường Việt Nam có thuận lợi là đã có một số công ty đã tiên phong triển khai hệ thống QR. Chính vì thế, việc hiểu và tiếp cận của người dân với QR đang rất tốt.
Theo nghiên cứu của Visa, trừ thị trường Trung Quốc, ở các thị trường khác, thanh toán không tiếp xúc được khách hàng chấp nhận nhiều hơn vì đơn giản và nhanh.
Tại thị trường Việt Nam, hiện tại đang ở giai đoạn bắt đầu triển khai hai hình thức thanh toán này. Do đó, Visa sẽ lựa chọn một số phân khúc, như phân khúc nhà cung ứng dịch vụ nhỏ lẻ sẽ ứng dụng hình thức QR; còn những phân khúc như siêu thị, nhà hàng, về lâu dài sẽ triển khai thanh toán phi tiếp xúc.
Ông Phạm Tiến Dũng - Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước cho biết, Ngân hàng Nhà nước trong năm 2018 đặt ra 2 tiêu chuẩn, tiêu chuẩn thẻ chip và tiêu chuẩn về QR. Trong 2 phương thức thanh toán phi tiếp xúc và QR thì không loại bỏ phương thức thanh toán nào.
Phương án nào cũng có những ưu, nhược điểm, đều phải đối mặt với an ninh mạng, an ninh an toàn, gian lận, phòng chống rửa tiền, thanh toán xuyên biên giới, thuế. Hiện 2 hình thức thanh toán này đều có tốc độ tăng trưởng tốt tại Việt Nam.
“Thị trường Việt Nam sẽ tồn tại song song các hình thức thanh toán, không loại bỏ hình thức nào để phù hợp với từng phân khúc khách hàng” - ông Dũng nhấn mạnh./.
Bùi Tư
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- Thương hiệu du lịch TP Hồ Chí Minh vươn tầm quốc tế
- Việt Nam đã thể hiện vai trò chủ động, tích cực
- Thu phí dịch vụ "lối đi ưu tiên" tại sân bay Đà Nẵng gây nhiều ý kiến trái chiều
- Thủ tướng mong muốn 100% doanh nghiệp EU kinh doanh lâu dài tại Việt Nam
- Nghe sách Đắc Nhân Tâm
- Bộ Công Thương: Hoàn thành vượt các chỉ tiêu được giao nhờ thực hiện tốt Nghị quyết 01
- Quốc hội đã lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của dân
- Triều Tiên tự tin bảo vệ an toàn đất nước
- 9 số điện thoại đường dây nóng nhận phản ánh về giao thông dịp nghỉ lễ 2/9
- NSND Trần Nhượng: Hy vọng vai chính diện đầu tiên của tôi sẽ được khán giả yêu thương
- Cảnh báo ung thư vùng hàm mặt gia tăng
- WHO ấn tượng sự hợp tác của người dân Việt Nam trong phòng, chống dịch
- Bàn tay chai sạn của cha mẹ và ước mơ nghệ thuật của con
- Từ việc sửa Luật Quy hoạch đến câu chuyện phòng, chống lãng phí trong xây dựng thể chế
- Căng thẳng tại Trung Đông: Israel bị cáo buộc tấn công bệnh viện ở Bắc Gaza
- Gia Lai: Dự án "Hy vọng" ươm mầm cho tương lai trẻ nghèo vùng Chư Prông
- Thí sinh Miss World Vietnam 2022 san sẻ, ủng hộ bệnh nhân ung thư vú
- Vì sao Triều Tiên căng thẳng với Hàn Quốc ?
- Tấn công mạng có thể tiếp diễn, website VN cần chủ động
- Hơn 150 hoa hậu, ca sĩ, người mẫu tham gia Gala nghệ thuật âm nhạc và thời trang