会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bdkq việt nam】Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công từ nguồn vay nước ngoài!

【bdkq việt nam】Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công từ nguồn vay nước ngoài

时间:2025-01-26 01:36:49 来源:Empire777 作者:World Cup 阅读:222次

giải ngân đầu tư công nguồn vốn vay nước ngoài

Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: Đức Minh

Tại điểm cầu Bộ Tài chính còn có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông,úcđẩygiảingânvốnđầutưcôngtừnguồnvaynướcngoàbdkq việt nam Thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Doãn Toản cùng đại diện các vụ, cục của các bộ, các cơ quan trung ương...

Tại 63 điểm cầu trong cả nước có sự tham dự của lãnh đạo các tỉnh, sở, ban, ngành địa phương.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Trần Xuân Hà cho biết, tính đến 24/6/2020, số liệu giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020 nguồn vốn vay nước ngoài của các bộ, ngành, địa phương là 7.427 tỷ đồng, đạt 13,1% so với dự toán được giao.

Với kết quả này, Thứ trưởng Trần Xuân Hà đánh giá, trong 6 tháng đầu năm, mặc dù kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 dẫn đến các dự án sử dụng vốn ODA, vay ưu đãi cũng gặp nhiều khó khăn, song với nỗ lực của các bộ, địa phương và các chủ dự án, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài theo kế hoạch vốn 2020 vẫn cao gấp 3,6 lần so với mức cùng kỳ của năm 2019 (2.050 tỷ đồng/7.427 tỷ đồng).

Tuy nhiên, nếu so với kết quả giải ngân của nguồn vốn đầu tư công trong nước, thì tỷ lệ giải ngân vốn vay nước ngoài vẫn còn thấp (trong nước kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước khoảng 28,2%).

Tồn tại này do nhiều nguyên nhân trong đó có tác động ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nhiều dự án bị đình trệ; chuyên gia nước ngoài không vào Việt Nam được để hỗ trợ triển khai dự án.

Theo Thứ trưởng Trần Xuân Hà, một số cơ chế chính sách mới cũng đã được ban hành, như: Nghị định 56/2020/NĐ-CP về quản lý vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài đã thay thế Nghị định số 16/2016/NĐ-CP và Nghị định số 132/2018/NĐ-CP.

Đây là nghị định mới có nhiều nội dung thay đổi, nên quá trình thực hiện các bộ ngành địa phương, ban quản lý dự án chưa thể cập nhật hết được. Tuy nhiên, nguyên nhân chính là do triển khai dự án của các bộ, ngành, địa phương với vai trò là cơ quan chủ quản, cũng như các ban quản lý dự án với vai trò trực tiếp triển khai.

giải ngân đầu tư công nguồn vốn vay nước ngoài
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Đức Minh

Thứ trưởng Trần Xuân Hà cho biết, dự toán 2020 được giao rất sớm, ngay từ đầu năm. Tuy nhiên theo đánh giá cho đến nay, một số bộ, ngành, địa phương chưa thực hiện phân bổ hết dự toán đầu tư cho từng dự án, cũng như chưa nhập vào hệ thống Tabmis.

Hiện tỷ lệ nhập vào Tabmis là 85% dự án Chính phủ giao, trong đó các bộ là 82%, địa phương là 86,4%.

Theo Thứ trưởng Trần Xuân Hà, qua khảo sát cho thấy có nhiều vướng mắc phát sinh, như: Khó khăn do triển khai các dự án đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư kể cả tổng mức đầu tư, cơ cấu vốn… Những vấn đề này lại liên quan đến cam kết trong hiệp định, đặc biệt là thời gian rút vốn giải ngân nên phải đàm phán với nhà tài trợ để điều chỉnh…

Khó khăn liên quan đến bồi thường, giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư, ký kết hợp đồng… cho nên khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành, dự án hoàn thành đạt thấp…

Theo Thứ trưởng, việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân thực hiện dự án có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện mục tiêu tăng trưởng của năm 2020 và một số năm tiếp theo.

"Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, nếu giải ngân tốt thì góp phần tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2020 cũng như cho cả giai đoạn 2016 - 2020" - Thứ trưởng Trần Xuân Hà nói.

Tại hội nghị này, Thứ trưởng Trần Xuân Hà đề nghị các đại biểu thảo luận thẳng thắn, trao đổi làm rõ những kết quả đạt được, nhấn mạnh vào khó khăn, tồn tại để xác định nguyên nhân, từ đó đề xuất giải pháp thúc đẩy giải ngân.

Trong đó, việc thảo luận tập trung các nhóm về cơ chế chính sách: phân bổ nguồn vốn đầu tư, phân khai chi tiết dự án, điều chỉnh vốn đầu tư trong các bộ, ngành cả nước; cách thức đẩy nhanh tiến độ thực hiện việc triển khai dự án từ khâu phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư đến hợp đồng, giải ngân, thanh toán; có trao đổi biện pháp cải cách thủ tục hành chính trong giải ngân rút vốn, phối kết hợp giữa các ban quản lý dự án, cơ quan chủ quản với Bộ Tài chính, nhà tài trợ để nâng cao sử dụng hiệu quả vốn vay nước ngoài.

Đức Minh

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Long An: Nghiên cứu ứng dụng vật liệu nhẹ địa kỹ thuật (Geofoam) cho nền đường đất yếu
  • Đồng Phú ra quân hưởng ứng “Năm an toàn giao thông” năm 2016
  • Mức tiền lương đóng BHXH để tính lương hưu
  • PM busy with bilateral meetings on WEF
  • Phát hiện loài rắn vô cùng quý hiếm sau hàng chục năm vắng bóng
  • Bình Phước chưa có “điểm đen” tai nạn giao thông
  • Thủ tướng dự Hội nghị tổng kết 5 năm xây dựng nông thôn mới
  • 5 cách đơn giản để nói không với ung thư ruột
推荐内容
  • Ngày 3/1: Giá cà phê thế giới tăng cao kỷ lục, hồ tiêu neo ở mức cao
  • Chuyên gia nước ngoài được miễn thuế thu nhập cá nhân
  • Hoàn thành chỉnh trang đô thị sẵn sàng đón tết
  • Không giới hạn cơ sở khám chữa bệnh ban đầu BHYT
  • Agribank sẽ trao thưởng 1 tỷ đồng khi Đội tuyển Việt Nam vô địch Giải Bóng đá Đông Nam Á 2024
  • Những điển hình hiến máu ở Bình Long