当前位置:首页 > Cúp C1

【kqbđ vn】TP.HCM thanh tra 6 nhà mạng về SIM rác, thông tin thuê bao

Trong chương trình Dân hỏi - Chính quyền trả lời được tổ chức tại TP.HCM,àmạngvềSIMrácthôngtinthuêkqbđ vn đã có nhiều vấn đề được đặt ra trước tình trạng số điện thoại, tên, địa chỉ, căn cước công dân của người dân bị các đối tượng xấu làm phiền và lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trả lời vấn đề này, ông Lâm Đình Thắng, Giám đốc Sở TT&TT TP.HCM cho hay, có 2 nguyên nhân dẫn tới vấn đề lộ lọt dữ liệu thông tin. Theo ông Thắng, một số dịch vụ của Nhà nước, doanh nghiệp cung cấp tiện ích cho người dân nhưng không đảm bảo yêu cầu về an toàn, bảo mật thông tin. Bên cạnh đó, người dân tự cung cấp thông tin của mình cho các nền tảng trực tuyến, nhất là trên mạng xã hội.

Để chấn chỉnh tình trạng trên, ông Thắng cho rằng, các cơ quan nhà nước phải tuân thủ quy định về bảo mật thông tin cá nhân, khi cung cấp cho bên thứ 3 phải đảm bảo quy định, mã hóa dữ liệu, thông tin vừa đủ. Đồng thời, để giải quyết tình trạng này, Sở TT&TT TP.HCM cũng sẽ tăng cường kiểm tra, thanh tra, chấn chỉnh các đơn vị sử dụng thông tin của người dân. 

“Hiện Sở đang tổ chức 6 đoàn thanh tra 6 doanh nghiệp viễn thông về sim số, lưu trữ bảo vệ thông tin cá nhân", ông Thắng chia sẻ.

Một người dùng đang đăng ký thông tin thuê bao khi mua SIM tại quầy giao dịch. Ảnh: Trọng Đạt

Trước đó, chia sẻ tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 5 của Bộ TT&TT sáng 5/5, ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục Viễn thông cho hay, trong tháng 5 và 6, Bộ TT&TT sẽ tổ chức thanh tra diện rộng với sự tham gia của Sở TT&TT các tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước nhằm xử lý nghiêm tình trạng vi phạm thông tin thuê bao trên điện thoại. 

Ngày 17/4 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân. Theo ông Nguyễn Thành Phúc, đây là cơ sở pháp lý để xây dựng hướng dẫn triển khai các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân trong hoạt động của ngành TT&TT. Đây cũng là căn cứ để các cơ quan chức năng xử lý mạnh tay các vi phạm. 

Đối với vấn đề lừa đảo cuộc gọi, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) mới đây cũng đã lên tiếng cảnh báo về hình thức lừa đảo trực tuyến mới là cuộc gọi video Deepfake. Đây là những cuộc gọi giả mạo được các đối tượng xấu sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để làm giả, sao chép ảnh chân dung tạo ra các đoạn video giả người thân, bạn bè để thực hiện các cuộc gọi lừa đảo trực tuyến.

Người dân cần lưu ý một số dấu hiệu nhận biết cuộc gọi Deepfake như thời gian gọi thường rất ngắn, chỉ vài giây. Khuôn mặt của người trong cuộc gọi video giả mạo thường thiếu cảm xúc và khá "trơ" khi nói, tư thế lúng túng, không tự nhiên, hoặc hướng đầu và cơ thể không nhất quán

Ngoài ra, còn một số đặc điểm nhận dạng cuộc gọi Deepfake là màu da của nhân vật trong video cuộc gọi bất thường, ánh sáng kỳ dị và bóng đổ không đúng vị trí khiến video không tự nhiên. Người dùng cũng có thể chú ý vào phần âm thanh khác lạ trong video để nhận biết cuộc gọi Deepfake. Thông thường, kẻ gian sẽ ngắt cuộc gọi giữa chừng với lý do mất sóng, sóng yếu…

Bộ TT&TT sẽ phối hợp Bộ Công an xử lý trạm BTS giả

Bộ TT&TT sẽ phối hợp Bộ Công an xử lý trạm BTS giả

Bộ TT&TT sẽ phối hợp với Bộ Công an để điều tra, xử lý các đối tượng sử dụng trạm BTS giả phát tán tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo.

分享到: