【số liệu thống kê về câu lạc bộ bóng đá adelaide united gặp melbourne city】Đảm bảo tất cả tài sản công đều được quản lý chặt
98% TSNN được cập nhật vào cơ sở dữ liệu
Theo báo cáo của Cục Quản lý công sản (QLCS), Bộ Tài chính, Luật Quản lý, sử dụng TSNN đã tạo lập được khuôn khổ pháp lý tương đối đầy đủ cho công tác quản lý, sử dụng TSNN trong khu vực hành chính sự nghiệp và từng bước tạo lập khung pháp lý để quản lý các loại tài sản khác. Bên cạnh đó, luật cũng đã xác định tương đối cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm quản lý TSNN; quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Luật cũng phân định chế độ quản lý, sử dụng TSNN giữa cơ quan, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức theo chức năng, nhiệm vụ được giao và đặc thù hoạt động.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về TSNN hình thành cho phép cập nhật kịp thời, tương đối chính xác về số lượng, giá trị, hiện trạng của TSNN cũng như hình thành hệ thống tiêu chuẩn, định mức tương đối đầy đủ, đồng bộ. Nếu như trước đây, việc tổng hợp số liệu về TSNN chỉ được thực hiện thông qua tổng kiểm kê 5 năm hoặc 10 năm một lần nên số liệu thường chậm và không chính xác, thì từ khi Cơ sở dữ liệu quốc gia được xây dựng, đã cập nhật được 98% TSNN hiện có kèm theo đánh giá, phân tích và kiến nghị. Từ đó đến nay, báo cáo này được thực hiện hàng năm với các số liệu được cập nhật đối với 4 loại tài sản: Đất đai, nhà cửa, ô tô và tài sản có giá trị trên 500 triệu đồng; giúp Quốc hội, hội đồng nhân dân, các tổ chức có chức năng giám sát hiệu quả việc quản lý, sử dụng TSNN.
Luật cũng quy định việc sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp nhà nước, mang lại nhiều nguồn tài chính… Thông qua việc sắp xếp lại, Nhà nước đã thu hồi được một phần nhà, đất dôi dư, giao lại cho chính quyền địa phương để xây dựng nhà trẻ, trường học, công viên…
Việc di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và các cơ sở phải di dời theo quy hoạch cũng được thực hiện nghiêm túc. Theo khảo sát tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, đã hình thành khu quy hoạch các trường đại học, khu hành chính tập trung, vị trí cũ của các đơn vị này sau khi di dời được khai thác thành nguồn nội lực cho ngân sách nhà nước (NSNN) hoặc tạo nguồn phục vụ cho công tác di dời, giảm áp lực cho NSNN.
Việc thực hiện thí điểm mua sắm TSNN theo phương thức tập trung giúp tiết kiệm cho NSNN hàng nghìn tỷ đồng. Từ kết quả thí điểm, Bộ Tài chính đang trình Chính phủ ban hành quyết định để thực hiện trên toàn quốc.
Ngoài ra, luật cũng giúp thực hiện các cơ chế khai thác nguồn lực đối với tài sản là kết cấu hạ tầng mà trước hết là kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, công trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tập trung.
Chưa bao quát hết tài sản công
Cũng theo báo cáo này, trong quá trình thực hiện, luật cũng đã có nhiều hạn chế và không còn phù hợp với điều kiện thực tế. Cụ thể: Cơ chế quản lý tài sản công còn phân tán, được điều chỉnh bởi nhiều luật khác nhau, chưa có luật chung để quy định những nguyên tắc thống nhất trong quản lý. Luật hiện hành mới điều chỉnh đối với một bộ phận tài sản công tại cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị- xã hội,… dẫn tới chưa có những nguyên tắc chung trong quản lý.
Bên cạnh đó, quy trình đầu tư, mua sắm, xử lý tài sản công còn bị phân tán do nhiều cơ quan, đơn vị cùng làm, nặng về hành chính, bao cấp, tính chuyên nghiệp thấp. Khả năng điều tiết và vai trò của cơ quan quản lý tài sản công hạn chế nên còn tình trạng nơi thừa nơi thiếu, sử dụng sai công năng, sai mục đích.
Hơn nữa, việc quản lý một số loại tài sản công trong một số lĩnh vực chưa được quan tâm đúng mức, chậm đổi mới, chưa đồng bộ với cơ chế quản lý tài chính, đặc biệt là tại đơn vị sự nghiệp công, tài sản kết cấu hạ tầng. Trong khi đó, các cơ quan quản lý cũng không nắm được tổng thể về TSNN dẫn đến công tác hạch toán không đầy đủ, thống nhất và chưa gắn với quản lý về giá trị với quản lý về hiện vật.
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do tài sản công có phạm vi rất rộng, công tác quản lý còn bị buông lỏng trong thời gian dài, hệ thống pháp luật chưa theo kịp với yêu cầu quản lý. Ý thức trách nhiệm của nhiều cấp, ngành trong việc quản lý chưa cao; công nghệ quản lý còn lạc hậu, đặc biệt là chế tài xử lý các vi phạm còn thiếu và yếu.
Ngày 10/12/2015, Bộ Tài chính đã tổ chức họp Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập Dự án Luật Quản lý, sử dụng TSNN, nhằm lấy ý kiến tham gia góp ý để hoàn thiện dự án luật trình Chính phủ, trình Quốc hội ban hành. Dự thảo luật được xây dựng trên nguyên tắc khắc phục những tồn tại, hạn chế của luật hiện hành và đảm bảo tất cả các loại tài sản công đều được quản lý chặt chẽ, hiệu quả bằng pháp luật. |
Vân Hà
相关推荐
- Bình Định khởi công tuyến đường hơn 1.170 tỷ đồng
- Vietnamese, Canadian PMs hold phone talks
- Illegal foreign migrant workers in Việt Nam would face deportation
- Vietnam News Agency debuts special news website on elections
- Xe hơi tương lai sẽ là xe bay?
- NA Chairman Vương Đình Huệ meets voters
- Voters nationwide cast ballots as election day starts
- Việt Nam urges peaceful solutions to Abyei issue