【ket qua bong da giao hữu】Giàn khoan HD
Giàn khoan chỉ là cái cớ
Bắt đầu từ ngày 2/5,ket qua bong da giao hữu Trung Quốc đưa giàn khoan nước sâu có tên là Hải Dương Thạch Du 981 (gọi tắt là HD-981) di chuyển và chuẩn bị hạ đặt, khoan thăm dò trái phép trong vùng biển thuộc Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Vị trí của HD-981 ở phía Nam đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) khoảng 17 hải lý (30km), cách đảo Lý Sơn về phía Đông khoảng 180 hải lý. Độ sâu trung bình của vùng biển này vào khoảng 1.000m và độ sâu của khu vực giàn HD-981 hạ đặt khoảng 1.100m.
Về tiềm năng dầu khí tại khu vực này, ông Đỗ Văn Hậu – Tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam cho biết, tại khu vực lô 142, 143 nơi giàn khoan của Trung Quốc đang hạ đặt trái phép, chưa hề có phát hiện thương mại nào để khai thác dầu khí. Đây là lần đầu tiên ở khu vực này có khoan dầu khí. Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam đã tiến hành nhiều đợt khảo sát tại khu vực này nhưng chưa khoan vì chưa đủ thiết bị để tiến hành.
“Chúng tôi tin rằng việc khoan thăm dò là một chuyện còn khai thác khó khăn hơn rất nhiều. Vì để khai thác dầu khí, cần xây dựng rất nhiều công trình cố định, thực hiện rất nhiều các hoạt động dầu khí như thăm dò thêm, thẩm lượng, xây dựng các công trình trên biển để có thể khai thác được dầu, đòi hỏi một chương trình đầu tư tốn kém, đặc biệt khó khăn. Chúng tôi không tin rằng trong một tương lai gần có thể khai thác dầu khí tại khu vực này”, ông Đỗ Văn Hậu khẳng định.
Trên thực tế, có thể nói Trung Quốc biết khá rõ sự khó khăn này nhưng họ vẫn quyết tâm kéo giàn khoan HD-981 xâm phạm vùng biển Việt Nam bởi mục tiêu của họ là để phục vụ cho một mưu đồ sâu xa và thâm hiểm hơn đó là tạo ra một “sự cố chủ quyền”.
Barry Sautman, chuyên gia về chính trị Trung Quốc tại đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong cho rằng, Trung Quốc đang cố gắng “làm một cái gì đó” để giữ cho những tuyên bố chủ quyền của họ đối với Biển Đông và cả đối với quần đảo trên Hoa Đông được “sống”.
“Theo luật quốc tế, tất cả các nước có tranh chấp lãnh thổ phải định kỳ làm điều gì đó nhằm chứng tỏ họ có lợi ích thiết thực trong vùng lãnh thổ họ đang tuyên bố chủ quyền”, vị chuyên gia này giải thích.
Theo phân tích của các chuyên gia thuộc Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ, ý đồ đầu tiên của Trung Quốc trong vụ đưa giàn khoan HD-981 vào vùng biển của Việt Nam là để “phản ứng lại với chuyến thăm châu Á của Tổng thống Mỹ Barack Obama”, đồng thời thăm dò thái độ cụ thể của ASEAN và thái độ của Việt Nam… trong lúc tình hình thế giới đang có rất nhiều xáo trộn và biến động.
Ý đồ thứ hai của Trung Quốc là một bước tiến mới trong quá trình hiện thực hóa tham vọng độc chiếm Biển Đông. Theo phân tích của Tiến sỹ Trần Công Trục – Nguyên trưởng ban Biên giới của Chính phủ, đây là một cái bẫy mà Trung Quốc muốn giăng ra để họ đạt được yêu sách lớn nhất mà họ không bao giờ từ bỏ đó là đường biên giới chữ U – tức đường lưỡi bò. Trung Quốc ngang ngược tuyên bố việc hạ đặt HD-981 là “hợp pháp” vì họ lấy đảo Tri Tôn của quần đảo Hoàng Sa làm cơ sở để tính ra các vùng biển mà họ nói là “thuộc vùng đặc quyền kinh tế” của quần đảo này.
Tuy nhiên, đây không phải là “quốc gia quần đảo”, và không có một quy định nào cho phép Trung Quốc quy định đường cơ sở bao quanh quần đảo. Thực tế, Tri Tôn là hòn đảo không có đời sống kinh tế riêng, không thích hợp với đời sống con người nên không có vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa mà chỉ có lãnh hải 12 hải lý.
Việc đưa HD-981 là Trung Quốc muốn nhân đây biến một vùng biển từ không có tranh chấp thành có tranh chấp và từ đó dần dần mở rộng sang các vùng khác để hiện thực hóa mưu đồ chiếm đoạt phần lớn diện tích Biển Đông.
Tàu Hải cảnh Trung Quốc điên cuồng tấn công tàu Kiểm ngư Việt Nam.
Biển Đông và 'sinh mệnh' của Trung Quốc
Theo phân tích của các chuyên gia địa chính trị quốc tế, Biển Đông đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sinh mệnh và tương lai của Trung Quốc. Chính vì điều này mà Trung Quốc quyết tâm bất chấp mọi thủ đoạn, bất chấp lý lẽ và luật pháp quốc tế để thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông.
Có một thực tế rõ ràng là tuy Trung Quốc có đường bờ biển dài nhưng tất cả các yếu hầu giao thông trên biển để Trung Quốc đi ra bên ngoài về hướng Bắc, Nam và Đông đều không nằm trong sự kiểm soát của Trung Quốc.
Tại Thái Bình Dương, tuyến đảo thứ nhất do Mỹ thiết lập giống như một chiếc rào chắn kiên cố, ngăn cản mọi nỗ lực tiến ra biển lớn của nước này. Ở hướng Bắc, ngoài biển Hoa Đông và Hoàng Hải là 4 hòn đảo chính của Nhật Bản (Hokkaido, Honsu, Shikoku, Kyushu), quần đảo Điếu Ngư/Senkaku cũng nằm dưới sự kiểm soát thực tế của Nhật Bản. Ở hướng Đông, từ khu vực biển phía Đông của Đài Loan có thể trực tiếp tiến vào Thái Bình Dương nhưng cửa đi ra biển ở hướng này còn gặp nhiều khó khăn hơn.
Về hướng Nam, vị trí chiến lược của quần đảo Trường Sa của Việt Nam rất quan trọng. Biển Đông hiện nay đang nằm trong sự vùng chủ quyền và kiểm soát của một số nước Đông Nam Á. Khi xảy ra chiến tranh, cửa biển này sẽ trở thành cửa sinh tử của chiến lược phong tỏa và chống phong tỏa, bao vây và chống bao vây. Nếu mất Biển Đông, Trung Quốc sẽ mất quyền kiểm soát đối với tuyến đường sinh mệnh ra biển rất dài và tuyến quốc phòng của Trung Quốc cũng bị thu hẹp về đảo Hải Nam, con đường ra biển của toàn bộ khu vực miền Nam Trung Quốc sẽ bị chặn đứng.
Chính vì Biển Đông có vai trò vô cùng quan trọng như vậy nên Trung Quốc đã bằng mọi thủ đoạn tìm cách khống chế vùng biển này. Nếu thành công, chiều sâu phòng ngự của quân đội Trung Quốc sẽ được tăng lên đáng kể. Chiều sâu chiến lược quý báu này không những làm tăng không gian xoay xở của lực lượng không quân, hải quân Trung Quốc mà còn có ý nghĩa nổi bật đối với các hành động yểm trợ lực lượng mặt đất, chống lại sự tấn công bằng đường không chiến lược của cường địch.
Nhưng cưỡng chiếm biển đảo của Việt Nam là nhiệm vụ bất khả thi.
Theo Infonet