Kỳ hạn phát hành bình quân TPCP đạt kỷ lục
Điểm lại tình hình thị trường TPCP,ẽcónhiềuchínhsáchsảnphẩmmớitrênthịtrườngtráiphiếket qua bong y Vụ Tài chính ngân hàng - Bộ Tài chính đánh giá, thị trường TPCP năm 2017 đã có nhiều chuyển biến về kỳ hạn, lãi suất phát hành và cơ cấu nhà đầu tư. Theo đó, tổng khối lượng phát hành TPCP, TPCP bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu doanh nghiệp đạt 396.204 tỷ đồng, tương đương 7,91% GDP năm 2017. Trong đó, 100% khối lượng phát hành có kỳ hạn từ 5 năm trở lên, đặc biệt kỳ hạn phát hành bình quân TPCP đạt mức kỷ lục là 12,74 năm.
Lãi suất phát hành TPCP bình quân đạt 5,98%, thấp nhất từ trước đến nay. Cơ cấu nhà đầu tư có sự cải thiện theo hướng tích cực, giảm tỷ lệ nắm giữ của các ngân hàng thương mại (NHTM), tăng tỷ lệ của các nhà đầu tư dài hạn.
Tại thời điểm cuối năm 2017, các NHTM nắm giữ khoảng 52,4% giảm 3% so với năm 2016; tỷ lệ nắm giữ TPCP của các nhà đầu tư dài hạn (Bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp bảo hiểm, Bảo hiểm tiền gửi, quỹ đầu tư) là 47,6%, tăng 3% so với năm 2016.
Theo thông tin từ Hội nghị, năm 2018 sẽ có nhiều sản phẩm mới trên thị trường TPCP. |
Theo Kho bạc Nhà nước, trong năm 2017, đơn vị đã thực hiện phát hành thành công 159.920,7 tỷ đồng TPCP theo phương thức đấu thầu qua HNX, hoàn thành 100% nhiệm vụ Bộ Tài chính giao trong năm.
Tỷ trọng phát hành TPCP có kỳ hạn từ 10 năm trở lên chiếm 55% tổng khối lượng huy động, tăng 23% so với năm 2016, góp phần kéo dài kỳ hạn còn lại bình quân cả danh mục TPCP từ 5,98 năm lên 6,71 năm. Lãi suất phát hành bình quân giảm 42 điểm cơ bản so với lãi suất năm 2016 (6,49%/năm) góp phần tiết kiệm chi phí huy động vốn cho NSNN.
Cùng với đó, việc chuyển đổi toàn bộ khoản vay của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam để hỗ trợ NSNN sang hình thức TPCP đã góp phần tăng cường tính công khai, minh bạch trên thị trường; cũng như tạo nên sự thống nhất và đơn giản hóa trong công tác quản lý các khoản vay nợ của Chính phủ.
Dự kiến huy động 200.000 tỷ đồng TPCP qua đấu thầu
Năm 2017, Chính phủ đã thể hiện quyết tâm phát triển thị trường TPCP thông qua việc ban hành Quyết định số 1191/QĐ-TTg ngày 14/8/2017 phê duyệt Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Lộ trình này đã bao gồm hệ thống các giải pháp đồng bộ để phát triển thị trường trái phiếu từ khung khổ pháp lý, thị trường sơ cấp, thị trường thứ cấp, cơ sở nhà đầu tư và các giải pháp khác để làm cơ sở phát triển thị trường.
Vụ Tài chính ngân hàng cho biết, năm 2018, Bộ Tài chính sẽ tập trung xây dựng và trình Chính phủ ban hành 4 Nghị định để phát triển thị trường trái phiếu và các thông tư hướng dẫn nghị định về các mảng nghiệp vụ phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ; cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ; quản lý nợ chính quyền địa phương; phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Về các giải pháp điều hành thị trường, Vụ Tài chính ngân hàng cho biết, việc phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ cần tăng cường hơn nữa; đồng thời, tiếp tục phát hành TPCP kỳ hạn dài 20, 30 năm và trái phiếu có kỳ hạn trả lãi đầu tiên ngắn hoặc dài hơn kỳ hạn chuẩn (long-short coupon). Bên cạnh đó, lãi suất cần được điều hành theo nguyên tắc thị trường, phù hợp với diễn biến của thị trường trái phiếu và thị trường tiền tệ.
Trước mục tiêu vụ huy động vốn của năm 2018 là gần 276 nghìn tỷ đồng TPCP, 34.100 tỷ đồng TPCP bảo lãnh, 5.000 tỷ đồng trái phiếu chính quyền địa phương và 50.000 - 65.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp, KBNN cho biết sẽ phát hành đa dạng các loại kỳ hạn trái phiếu (từ dưới 5 năm đến 30 năm).
Dự kiến khối lượng TPCP đấu thầu qua HNX khoảng 200.000 tỷ đồng, trong đó: kỳ hạn dưới 5 năm (khoảng 10% tổng khối lượng đấu thầu); kỳ hạn 5 năm (khoảng 15%); kỳ hạn 7 năm (khoảng 18%); kỳ hạn 10 năm (khoảng 19%); kỳ hạn 15 năm (khoảng 16%); kỳ hạn 20 năm (khoảng 10%); kỳ hạn 30 năm (khoảng 13%).
Với chức năng tổ chức, vận hành thị trường, năm 2018, HNX đặt ra các chương trình hành động hướng đến 2 mục tiêu chính: Tiếp tục phát triển thị trường TPCP và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Đối với công tác đấu thầu, HNX sẽ tiếp tục thực hiện huy động vốn cho các tổ chức phát hành an toàn, hiệu quả. Trên thị trường thứ cấp, HNX sẽ thực hiện triển khai Thông tư 10/2014/TT-BTC, với việc đưa vào vận hành bộ sản phẩm repos mới bao gồm các sản phẩm vay TPCP (Stock borrowing and lending – SBL), vay TPCP để bán và bán/mua lại (Sell-buyback – SBB).
Đối với việc phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, HNX sẽ thực hiện theo tiến độ phê duyệt của Bộ Tài chính. Theo đó, sẽ triển khai công tác xây dựng Cổng thông tin về thị trường trái phiếu doanh nghiệp và nghiên cứu xây dựng hệ thống và hạ tầng CNTT, hệ thống quy định pháp lý và Quy chế nội bộ của HNX để triển khai thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Đánh giá về việc chuyển thanh toán TPCP từ Ngân hàng TMCP BIDV sang Ngân hàng Nhà nước, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam cho biết, qua 5 tháng thực hiện (từ tháng 8/2017) các hoạt động thanh toán đã diễn ra suôn sẻ, tuân thủ quy trình. Ngay tháng đầu tiên thực hiện, các thành viên thị trường đã kịp thời làm quen, thực hiện đúng quy trình, tuân thủ thời gian, đảm bảo cho các bên chuyển giao vật chất, tiền đúng thời hạn./.
D.T