Hơn 15.000 nhà thuốc: Đừng để bán kháng sinh như... bán rau | |
Đẩy nhanh kết nối mạng các nhà thuốc để giảm bán thuốc không cần đơn | |
Kết nối mạng giữa các nhà thuốc để giám sát việc bán thuốc theo đơn | |
Ai Cập và Jordan kết nối mạng hải quan điện tử |
Thanh tra Bộ Y tế đang tiến hành kiểm tra nhà thuốc tại TP Lạng Sơn. Ảnh: DN. |
Lợi trăm bề
Thời gian vừa qua rất nhiều chuyên gia y tế lên tiếng cảnh báo về tác hại với sức khỏe và gánh nặng kinh tế do kháng thuốc kháng sinh gây ra ở Việt Nam. Nếu như ở các nước,ềulợiíchkhikếtnốimạnggiữacácnhàthuốkq bóng đá tối qua phải có đơn của bác sỹ mới mua được thuốc, thì ở Việt Nam chỉ cần ra hiệu thuốc nói về triệu chứng bệnh là có thể mua được kháng sinh. Nhiều người còn hài hước ví von mua kháng sinh ở Việt Nam dễ như mua... mớ rau ngoài chợ.
Trước thực tế nêu trên, Bộ Y tế đang triển khai kết nối liên thông các nhà thuốc trên toàn quốc với mục tiêu không chỉ kiểm soát việc kê đơn thuốc, bán thuốc theo đơn mà còn góp phần kiểm soát được giá thuốc, việc thu hồi thuốc và hạn chế được tình trạng kinh doanh thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc không rõ nguồn gốc tại các nhà thuốc hiện nay.
Ông Vũ Tuấn Cường, Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho rằng, khi các nhà thuốc kết nối mạng, người dân sẽ dễ dàng tiếp cận với các thông tin của thuốc như nguồn gốc xuất xứ, hạn dùng, cách dùng, liều dùng. Người dân cũng có thể so sánh giá để mua thuốc với chi phí hợp lý qua việc sử dụng ứng dụng trên điện thoại hoặc tra cứu thông tin trên website... như mọi loại hàng hóa thông thường khác trong nền tảng thương mại điện tử hiện nay.
Cục trưởng Cục Quản lý Dược cũng cho rằng, khi kết nối mạng giữa các nhà thuốc trên toàn quốc được hoàn tất, các cơ sở kinh doanh thuốc có công cụ quản lý hiệu quả hoạt động kinh doanh như: Quản lý bán hàng, kho, hóa đơn điện tử, kiểm soát hạn dùng thuốc, cảnh báo thuốc sắp hết hạn, thuốc bị thu hồi.
"Về phía Bộ Y tế và sở y tế các địa phương cũng quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng thuốc từ sản xuất, nhập khẩu, phân phối bán buôn, bán lẻ; kiểm soát thuốc giả, thuốc hết hạn, thuốc kém chất lượng; kiểm soát chặt chẽ kê đơn, bán thuốc theo đơn, hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh, kê thêm thuốc không hợp lý; truy xuất nguồn gốc xuất xứ, tình trạng thuốc tại các cơ sở và trên thị trường, đảm bảo công tác thu hồi thuốc đúng đủ theo quy định", ông Cường nêu.
Lợi ích còn ở chỗ, cả cơ quan quản lý và cơ sở kinh doanh tiết kiệm được thời gian quản lý. Theo đánh giá của Viettel, với việc nối mạng, chủ nhà thuốc có thể giảm thiểu từ 50% - 70% thời gian quản lý kiểm đếm kho, quản lý hóa đơn, doanh thu, mỗi giao dịch chỉ cần từ 30 - 60 giây; với cơ quan quản lý, 100% báo cáo các cấp được xóa bỏ, việc dự trù, lập kế hoạch, điều phối thuốc, quản lý số liệu được thực hiện theo thời gian thực từ bất kể nơi đâu, bất kể lúc nào.
Theo kết quả thống kê của Cục Quản lý Dược, hiện đã có 15.178 nhà thuốc thực hiện kết nối liên thông với "Cơ sở dữ liệu dược quốc gia", chiếm trên 80% các nhà thuốc trên toàn quốc. Điều này đồng nghĩa với việc hơn 15.000 nhà thuốc này đã được kiểm soát bởi cơ quan quản lý nhà nước, kiểm soát được việc kê đơn và bán thuốc kê đơn, tránh tình trạng kê kháng sinh tràn lan như hiện nay.
Còn trở ngại
Dù tỉ lệ kết nối mạng ở các nhà thuốc hiện khá cao, ở mức hơn 80%, song với Thủ đô Hà Nội, nơi có số lượng nhà thuốc rất lớn với đầy đủ nền tảng công nghệ, việc kết nối còn khá chậm. Ông Trần Văn Chung, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, đến thời điểm hiện tại, tổng số cơ sở cung ứng thuốc thực hiện kết nối 5.279/6.890 (đạt 76,6%), vẫn còn lượng lớn nhà thuốc chưa thực hiện việc kết nối, trong đó có cả các nhà thuốc của các bệnh viện công lập lớn như Bệnh viện đa khoa huyện Đan Phượng và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
“Với hai cơ sở này, Sở Y tế Hà Nội đã họp rút kinh nghiệm và yêu cầu giám đốc từng đơn vị kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể có liên quan đến việc chậm tiến độ kết nối liên thông cho nhà thuốc bệnh viện”, ông Chung nói.
Bên cạnh đó, theo Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, Sở Y tế sẽ kiểm tra, giám sát việc thực hiện kết nối liên thông tại nhà thuốc, quầy thuốc trong các cơ sở công lập; xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm theo thẩm quyền. Đặc biệt, Sở Y tế sẽ xem xét thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược các nhà thuốc, quầy thuốc không duy trì đáp ứng Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc (GPP).
Ngoài ra, về phía hiệu thuốc, chủ một số cơ sở chưa thực sự mặn mà bởi việc nối mạng đồng nghĩa với một tháng họ phải bỏ ra một khoản kinh phí khoảng 2 triệu đồng để chi trả cho việc chạy hệ thống phần mềm. Đó còn chưa kể, muốn vận hành trơn tru hệ thống, đòi hỏi chủ hiệu thuốc cũng cần thời gian để thích ứng và làm chủ công nghệ, dẫn đến tâm lý “ái ngại” của một số chủ cơ sở kinh doanh thuốc.
Cũng nêu khó khăn trong việc kết nối mạng giữa các nhà thuốc, theo ông Vũ Tuấn Cường, hiện còn một số khó khăn nhất định như các cơ sở tham gia hệ thống phải có điều kiện để kết nối mạng như trang bị máy tính, có kết nối mạng; nhân sự phải được đào tạo, tập huấn. “Việc triển khai sẽ phát sinh chi phí nên các đơn vị sẽ thiếu thiện chí; việc kết nối trong lĩnh vực dược cần có sự đồng bộ với các lĩnh vực khác như thuế khoán, thanh kiểm tra”, ông Cường nêu.
Để khắc phục những hạn chế đang tồn tại trong việc kê đơn thuốc, kết nối mạng giữa các nhà thuốc, theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ Y tế đã xây dựng cơ sở dữ liệu dược quốc gia, chuẩn hóa được 52.000/60.000 danh mục thuốc y tế; xây dựng các tiêu chuẩn liên thông dữ liệu cho phép kết nối với các phần mềm nhà thuốc khác, phầm mềm quản lý bệnh viện và phần mềm của các cơ sở sản xuất, XNK thuốc.
Bên cạnh đó, thời gian tới Bộ Y tế sẽ tiếp tục sửa đổi các quy định về ứng dụng công nghệ thông tin kết nối, quy định về kê đơn, bán thuốc theo đơn, đề xuất xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không thực hiện duy trì kết nối cơ sở cung ứng thuốc và không thực hiện bán thuốc theo đơn. Ban hành quy định về kê đơn thuốc điện tử đồng bộ với việc kết nối nhà thuốc để bảo đảm kiểm soát kê toa thuốc và bán thuốc.
“Bộ Y tế sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát việc kết nối đối với các cơ sở cung ứng thuốc ở địa phương. Tiếp tục kết nối các cơ sở sản xuất, NK, bán buôn thuốc để kiểm soát được đường đi của thuốc, cũng như chất lượng, giá cả thuốc; từ đó, xây dựng được dự báo nhu cầu thuốc quốc gia trong các giai đoạn”, Bộ trưởng Bộ Y tế nêu.