当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【kết quả u19 inter】Tạo chuyển biến giảm nghèo bền vững vùng dân tộc thiểu số

【kết quả u19 inter】Tạo chuyển biến giảm nghèo bền vững vùng dân tộc thiểu số

2025-01-10 16:21:31 [Nhà cái uy tín] 来源:Empire777

Thoát nghèo nhờ hỗ trợ đồng bộ

Đầu năm 2022,ạochuyểnbiếngiảmnghegraveobềnvữngvugravengdacircntộcthiểusốkết quả u19 inter gia đình chị Thị Út, thôn Thác Dài, xã Phú Văn, huyện Bù Gia Mập được Nhà nước hỗ trợ các nguồn vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, vốn chương trình giảm 1.000 hộ nghèo DTTS của tỉnh với tổng 150 triệu đồng. Ngoài xây dựng nhà ở kiên cố, gia đình chị được khoan giếng có nước sạch sinh hoạt, được hỗ trợ mua một cặp trâu giống làm sinh kế. Nhờ được hỗ trợ đồng bộ các nhu cầu, kết hợp với thu nhập ổn định từ cạo mủ cao su của vợ chồng chị, cuối năm 2022 gia đình đã thoát nghèo bền vững.

“Năm 2022, thôn Thác Dài có 42 hộ DTTS được thụ hưởng chương trình giảm nghèo bền vững với kinh phí hơn 5 tỷ đồng. Trong đó, xây dựng 27 căn nhà, còn lại là hỗ trợ bò, trâu giống, nông cụ sản xuất và khoan giếng. Sau khi được hỗ trợ các nhu cầu, cuộc sống của người dân dần ổn định và vươn lên thoát nghèo bền vững” - ông Điểu Dũng, Trưởng thôn Thác Dài cho hay.

Năm 2022, gia đình anh Điểu Kiểng ở ấp Tà Tê 1, xã Lộc Thành, huyện Lộc Ninh thoát nghèo bền vững nhờ được hỗ trợ xây dựng nhà ở từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và vốn vay phát triển sản xuất

Ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Văn cho biết, năm 2022, xã được giao chỉ tiêu giảm 140 hộ nghèo. Theo đó, tổng kinh phí hỗ trợ giảm nghèo 15 tỷ 877 triệu đồng. Nhờ làm tốt công tác điều tra, rà soát nhu cầu và hỗ trợ kịp thời nên tất cả nguồn vốn được giải ngân kịp thời, đúng đối tượng, giúp hộ nghèo có điều kiện vươn lên thoát nghèo bền vững.

Bù Gia Mập có tỷ lệ hộ nghèo khá cao nên công tác giảm nghèo luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền đặc biệt quan tâm. Thời gian qua, với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực vươn lên của chính các hộ nghèo nên cuối năm 2022, huyện Bù Gia Mập đã giảm được 508 hộ nghèo, vượt 7 hộ so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Theo đánh giá của cấp ủy, chính quyền địa phương, các chính sách hỗ trợ từ chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ngày càng phù hợp với nguyện vọng của người dân, giúp hộ nghèo, đặc biệt là hộ nghèo DTTS có động lực vươn lên thoát nghèo theo hướng bền vững.

Đoàn giám sát làm việc với huyện Lộc Ninh về kết quả triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023

Đoàn giám sát làm việc với huyện Bù Gia Mập về kết quả triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023

Ông Nguyễn Như Tuân, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, trưởng đoàn giám sát đánh giá cao công tác giải ngân nguồn vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của xã Phú Văn, huyện Bù Gia Mập

“Các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được tập trung đầu tư, hỗ trợ vùng DTTS, khó khăn. Đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được quan tâm đầy đủ. Nguồn vốn ngân sách Trung ương bố trí cho địa phương theo các dự án thành phần phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình đã được thiết kế và mang lại hiệu quả tích cực” - ông Tạ Hồng Quảng, Phó Chủ tịch UBND huyện Bù Gia Mập cho biết.

Cần sớm phân bổ nguồn vốn

Qua giám sát việc triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023 cho thấy, việc thống nhất định mức hỗ trợ giao vốn chương trình giảm 1.000 hộ nghèo DTTS hằng năm của tỉnh phân nhiều đợt và chậm, ít nhiều ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn. Công tác tuyên truyền chưa trọng tâm, trọng điểm, chưa linh hoạt trong nội dung tuyên truyền. Một bộ phận hộ nghèo chậm chuyển biến nhận thức; chưa tích cực, chủ động trong phát triển sản xuất để thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng.

Hộ bà Trương Thị Kim Anh ở khu phố Bình Ninh II, phường Hưng Chiến, TX. Bình Long vươn lên thoát nghèo bền vững nhờ được hỗ trợ xây dựng nhà ở và vốn vay phát triển chăn nuôi bò

Theo nhận định của các địa phương, hiện một số hộ nghèo đang thụ hưởng nhiều chính sách hỗ trợ, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ trực tiếp về bảo hiểm y tế, giáo dục, tiền điện, nhà ở… dẫn đến còn tình trạng ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước. Tỷ lệ hộ nghèo có đối tượng bảo trợ xã hội khá cao nên công tác vận động, giúp đỡ người dân phát triển kinh tế hộ gia đình để vươn lên thoát nghèo gặp khó khăn.

Từ những khó khăn, vướng mắc nêu trên, các địa phương, đơn vị kiến nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sớm hoàn thiện cơ chế chỉ đạo, điều hành và phối hợp của các sở, ngành, các cấp trong triển khai thực hiện chương trình, nhất là việc triển khai thực hiện một số dự án, tiểu dự án về hỗ trợ sản xuất, phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững. Các sở, ngành chủ trì dự án cấp tỉnh quan tâm đôn đốc, hướng dẫn cơ quan cấp dưới thực hiện các dự án do ngành mình phụ trách, bao gồm theo dõi tiến độ giải ngân thực hiện dự án; phân bổ vốn ngay từ cuối năm trước cho kế hoạch năm sau. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sớm có văn bản tham mưu UBND tỉnh cho chủ trương tiếp tục duy trì chế độ phụ cấp đối với cán bộ, công chức văn hóa - xã hội kiêm nhiệm công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021-2025.

Quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu giảm nghèo

Năm 2023, Bình Phước tiếp tục đề ra mục tiêu giảm 2.000 hộ nghèo. Tuy còn gặp một số khó khăn nhất định trong công tác giải ngân các nguồn vốn, nhưng qua kiểm tra, giám sát trực tiếp và gián tiếp tại các địa phương trong tỉnh, công tác giảm nghèo bền vững đã được các địa phương xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao nhất, quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu giảm nghèo trong năm 2023.

Hộ anh Điểu Bôi, thôn Đắk Son 1, xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập thoát nghèo nhờ nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình giảm 1.000 hộ nghèo DTTS năm 2022 của tỉnh

Năm 2022, mặc dù nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững phân bổ cho các địa phương hơi chậm so với kế hoạch, nhưng với sự vào cuộc tích cực, đồng bộ của cả hệ thống chính trị, nhất là sự linh hoạt của các huyện, thị xã, thành phố trong giải ngân các nguồn vốn nên cuối năm toàn tỉnh đã thoát được 2.481 hộ nghèo, đạt 115% so với kế hoạch. Trong đó, giảm được 1.166 hộ nghèo DTTS, đạt 115%.

Bà PHẠM THỊ MAI HƯƠNG, Phó Giám đốc phụ trách Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Phước

Theo Phó Giám đốc phụ trách Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thị Mai Hương, những kết quả đạt được trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Bình Phước đã tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất, nâng cao khả năng tiếp cận và thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Với sự nỗ lực vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương cùng sự đồng thuận vươn lên của nhân dân, nhiều hộ nghèo trên địa bàn tỉnh đã có cuộc sống tốt hơn, từng bước giảm nghèo bền vững. Việc thực hiện hiệu quả các chính sách giảm nghèo đã củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, chính quyền, góp phần ổn định xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

推荐文章
热点阅读