【bxh bd v league】Giải mã giao dịch gần đây của khối ngoại trên thị trường chứng khoán

时间:2025-01-25 18:20:56来源:Empire777 作者:Ngoại Hạng Anh

giai ma giao dich gan day cua khoi ngoai tren thi truong chung khoan

Sự đi xuống của VN-Index tỷ lệ thuận với việc bán ròng khớp lệnh của khối ngoại.

Cố tình xả hàng?ảimãgiaodịchgầnđâycủakhốingoạitrênthịtrườngchứngkhoábxh bd v league

Sau khi chạm ngưỡng hỗ trợ mạnh 920-930 và phục hồi nhẹ vào đầu tháng 6, chỉ số VN-Index tiếp tục giảm sâu phá vỡ ngưỡng 900 điểm, về mức thấp nhất là 893.16 điểm vào phiên ngày 11/7, giảm 25,8% so với mức đỉnh 1.204 điểm và giảm 9,3% so với cuối năm 2017. Tâm lý của nhà đầu tư bị tác động tiêu cực bởi các sự kiện trên thị trường quốc tế như FED tăng lãi suất, căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và các đối tác leo thang khiến cho chỉ số thị trường chưa thể thoát khỏi xu hướng giảm. Thị trường trong nước thiếu vắng thông tin hỗ trợ trong khi MSCI chưa xem xét nâng hạng đối với thị trường Việt Nam khiến cho nhà đầu tư rụt rè trong việc giải ngân, điều này đã được phản ánh qua số liệu thanh khoản thị trường tháng 6 với giá trị giao dịch bình quân hai sàn chỉ đạt 5.623 tỷ đồng và tiếp tục giảm xuống mức dưới 4.000 tỷ đồng trong tháng 7, mức thấp nhất trong 17 tháng qua.

Không ít nhà đầu tư đã phải hứng chịu thương đau trong chuỗi giảm giá kéo dài của thị trường. Theo Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), sự sụt giảm của VN-Index đã xóa sạch thành quả mà các nhà đầu tư kiếm được từ đầu năm. Bởi trên thực tế, hiện 70% số cổ phiếu có thanh khoản đã giảm giá so với cuối năm 2017. Theo đó, “khối ngoại xả hàng”, “khối ngoại bán ròng”, “khối ngoại rút vốn” là những cụm từ được nhắc đến nhiều nhất thời gian qua và cũng được cho là nguyên nhân dẫn tới sự tiêu cực của thị trường.

Ông Hoàng Thạch Lân, Trưởng phòng tư vấn đầu tư khách hàng cá nhân của VDSC cũng cho rằng, khối ngoại bán ròng là một trong những yếu tố chính khiến thị trường suy giảm. Trong quá khứ, không ít giai đoạn thị trường chứng khoán đã bị chao đảo trước giao dịch của khối ngoại, như năm 2008, đầu năm 2011, nửa cuối năm 2014… Việc khối ngoại bán ròng đã tác động về mặt tâm lý khiến khối nội cũng đổ ra bán, dẫn tới giá càng giảm mạnh. Ông Lân nhắc lại câu chuyện năm 2014 khi giá dầu Brent giảm mạnh từ 112 về 45 USD/thùng trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 12/2014. Khi đó, khối ngoại đã bán mạnh nhóm cổ phiếu dầu khí như GAS, DPM, PVS, PVD… và ông Lân đã bị thiệt hại nặng từ việc nắm giữ cổ phiếu PVD do giá giảm mạnh từ 125.000 đồng/đơn vị xuống 65.000 đồng/đơn vị, sau đó tiếp tục rơi xuống mức 30.000 đồng/đơn vị.

Trở lại với tình hình hiện nay, thống kê về mặt số liệu cho thấy khối ngoại mới chỉ bán ròng trong tháng 7. Tuy nhiên, sau khi bóc tách hai giao dịch khủng của VHM trong tháng 5 và YEG trong tháng 6, ông Lân nhận thấy khối ngoại đã bán ròng trong cả 2 tháng trước đó. “Khối ngoại bán ròng ở những mã vốn hóa hàng đầu sàn HoSE, vừa bán vừa cố tình xả hàng và dường như không quan tâm đến định giá, nên tác động tiêu cực lên VN-Index” – ông Lân nói. Điển hình, khối ngoại bán ròng mạnh các mã như VIC, VRE, HPG, MSN, VJC… dù đây đều là những mã được các công ty chứng khoán lớn khuyến nghị tích cực.

Nhận định về nguyên nhân dẫn tới việc bán ròng của khối ngoại, ông Marc Djandji, Giám đốc Khối môi giới khách hàng tổ chức của VDSC cho rằng, dòng vốn ra khỏi thị trường hầu hết là do các yếu tố bên ngoài tác động chứ không xuất phát từ các yếu tố nội tại của Việt Nam. Yếu tố nội tại nếu có là do các cổ phiếu tăng “nóng” trước đó và các quỹ đầu tư khi cân bằng danh mục sẽ chuyển đầu tư sang các cổ phiếu có định giá thấp hơn, chuyển đổi từ cổ phiếu tăng trưởng sang phòng thủ. Ông Bernard Lapointe, Giám đốc Phòng Phân tích và tư vấn đầu tư của VDSC cũng cho rằng quy mô thị trường Việt Nam là khá nhỏ, do vậy việc dòng vốn ngoại ra vào nhanh đã gây ra áp lực lớn lên thị trường. Theo ông, 4 yếu tố gây áp lực trên thị trường chứng khoán là sự mạnh lên của đồng USD, diễn biến của giá dầu, áp lực tăng lương tối thiểu và các yếu tố liên quan đến Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Ai là người bán?

Hoạt động bán ròng diễn ra liên tục trong thời gian dài, với giá trị lớn, song không có nhiều thông tin giao dịch của các quỹ ngoại được công bố trong giai đoạn này. Vậy câu hỏi đặt ra là ai là người bán?

Ông Lân cho hay, trong danh sách của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hiện chỉ có 25 quỹ ngoại đang đăng ký ở Việt Nam. Tuy nhiên, số liệu từ Trung tâm Lưu ký chứng khoán, hiện có tới 3.100 tài khoản của nhà đầu tư tổ chức nước ngoài đã được cấp mã số giao dịch tại Việt Nam. “Theo tôi, trong 3.100 nhà đầu tư tổ chức này, đa phần là các quỹ đầu tư” – ông Lân nói. Điều này chứng tỏ có rất nhiều quỹ ngoại đang giao dịch nhưng không hề đăng ký mà chỉ mở tài khoản tại các ngân hàng có chức năng lưu ký. Các quỹ này giao dịch trên thị trường Việt Nam với giá trị không đủ thay đổi tỷ lệ sở hữu 1% để công bố thông tin chính là nhân tố bán ròng chính trên thị trường.

Ông Lân cho biết, việc không đăng ký này sẽ khiến cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước không kiểm soát được lượng tiền vào, tiền ra trên thị trường, do thị trường chứng khoán Việt Nam hiện có giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài và có những điều kiện nhất định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi họ đầu tư vào các ngành có điều kiện. “Có thể do thủ tục đăng ký phức tạp, chưa có công cụ đăng ký online… nên nhà đầu tư ngoại không đăng ký và họ thấy rằng việc không đăng ký cũng chẳng ảnh hưởng gì” – ông Lân nhận định. Theo đó, bên cạnh việc đơn giản hóa các thủ tục, Nhà nước cần có chế tài để bắt buộc các quỹ ngoại phải thực hiện đăng ký khi giao dịch tại thị trường Việt Nam.

Về thị trường tháng 7, các chuyên gia cho rằng khối ngoại có thể sẽ tiếp tục bán ròng nhưng lực bán sẽ không mạnh như tháng 5. Theo đó, giao dịch của khối ngoại chịu tác động lớn từ các tin tức kinh tế tài chính thế giới, đặc việt là từ Mỹ. Đối với thị trường chung, các kỳ vọng VN-Index quay lại mốc 1.000 điểm đến từ những thông tin tốt trong mùa báo cáo tài chính quý II với đầu tàu là ngành ngân hàng. Tâm lý nhà đầu tư cũng đang có sự hồi phục khi dòng tiền đang đổ vào nhiều mã vốn hóa lớn và kỳ vọng giá rẻ… Bên cạnh đó, một tin vui nữa là số lượng tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài vẫn liên tục tăng lên. Cụ thể, có trên 600 mã số giao dịch được cấp mới cho nhà đầu tư nước ngoài trong tháng 5. Gần đây nhất, 465 mã số giao dịch cũng đã được cấp mới cho nhà đầu tư nước ngoài trong tháng 6. Điều đó cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn rất hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài.

Theo Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI), hiện tại định giá (P/E) của thị trường chứng khoán Việt Nam đã giảm xuống 17,2 lần, tương đương thời điểm trước sóng tăng mạnh kéo dài 6 tháng từ tháng 10/2017. Tuy nhiên, mức định giá này vẫn khá cao so với lịch sử 5 năm gần đây. Cụ thể, trong giai đoạn từ 2012-2017, P/E trung bình của VN-Index ở mức 13,8 lần. Bên cạnh đó, định giá của thị trường Việt Nam cũng chưa rẻ hơn nhiều so với các thị trường trong khu vực. Bởi không riêng thị trường chứng khoán Việt Nam, trong năm 2018 thị trường chứng khoán Trung Quốc và Thái Lan cũng lao dốc với mức giảm 23% và 13%, đưa P/E của các thị trường này xuống 13,7 lần và 16,5 lần. Thị trường Việt Nam đang giao dịch ở định giá tương đương với Malaysia (17,7 lần) và thấp hơn thị trường Indonesia (20,6 lần) và Philippines (18,9 lần).

相关内容
推荐内容