【nhận định bóng đá chính xác hôm nay】Phố cổ Gia Hội: “Kho báu” bị lãng quên

TheốcổGiaHộiKhobáubịlãngquênhận định bóng đá chính xác hôm nayo ông Nguyễn Xuân Hoa, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin (cũ), trong bối cảnh Thừa Thiên Huế đang tập trung thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị “về xây dựng Thừa Thiên Huế thành thành phố di sản trực thuộc Trung ương, trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cố đô Huế và bản sắc văn hóa Huế”, cần đặt lại vấn đề bảo vệ, tôn tạo và phát huy giá trị của phố cổ Gia Hội – chợ Dinh bằng một đề án cụ thể với tinh thần trách nhiệm rõ ràng hơn.

Những ngôi nhà cổ tuyệt đẹp còn lại trên tuyến đường Bạch Đằng, cạnh sông Đông Ba

 

Từ những dự án bất thành 

Chưa thật thỏa đáng khi cho rằng, phố cổ Gia Hội đã bị lãng quên bởi nhiều năm qua, các nhà nghiên cứu, các tổ chức văn hóa đã nhiều lần lên tiếng, đề xuất các giải pháp bảo tồn.

Năm 1998, Đại học Nữ Chiêu Hòa (Nhật Bản) đã lập dự án nghiên cứu kiến trúc nhà ở truyền thống vùng Gia Hội - chợ Dinh để đề xuất bảo tồn và phát huy giá trị. Nhóm nghiên cứu đã điều tra, khảo sát và xác định hơn 50 ngôi nhà truyền thống dọc các trục đường Bạch Đằng, Chi Lăng, Tô Hiến Thành, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Du để xác định niên đại, phân loại và đề xuất bảo tồn nhưng nỗ lực bất thành.

Năm 2002, Bảo tàng Tổng hợp tỉnh tổ chức điều tra, khảo sát khu đô thị cổ Gia Hội - chợ Dinh, xác định được 82 công trình kiến trúc cổ và nguyện vọng của chủ nhà để đề xuất gìn giữ, phát huy, nhưng không có kết quả.

Năm 2004, Viện Quy hoạch Đô thị - Nông thôn (Bộ Xây dựng) phối hợp với Sở Văn hóa Thông tin tỉnh lập dự án tôn tạo và phát huy giá trị khu đô thị cổ Gia Hội - chợ Dinh. Dự án có sự phối hợp giữa cộng đồng và các nhà quản lý đô thị, nhằm bảo vệ, tu bổ, tôn tạo và khai thác một cách hợp lý hệ thống di sản, cả về bảo tồn kiến trúc và phát huy các lễ hội truyền thống, khôi phục các ngành nghề cổ truyền, đề xuất các tuyến du lịch và điểm du lịch; định hướng sửa chữa và xây dựng nhà ở, bề mặt vỉa hè, cây xanh, thiết kế bảng hiệu, trang trí... “Quá trình lập dự án, nhóm thực hiện đã tổ chức để đại diện UBND TP. Huế, UBND các phường và một số người dân trong khu vực vào tham quan, khảo sát khu phố cổ Hội An. Dự thảo của dự án đã lấy ý kiến đóng góp của nhiều bên nhưng kết quả chỉ tồn tại trên giấy”, ông Nguyễn Xuân Hoa nhớ lại.

Tháng 7/2005, UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch chi tiết khu dân cư hai phường Phú Hiệp và Phú Cát (Quyết định số 2175/QĐ-UBND ngày 4/7/2005) và Quy hoạch chi tiết khu đô thị cổ dọc trục đường Chi Lăng (Quyết định số 2176/QĐ-UBND ngày 4/7/2005). Theo đó, đã quy định quản lý chặt chẽ về xây dựng, cải tạo công trình, nhà ở dọc các trục đường Chi Lăng, Bạch Đằng với từng loại nhà, quy định về chiều cao công trình, mái che, kiến trúc... Tuy nhiên, mục tiêu cứu vãn, giữ gìn vốn cổ cho Gia Hội từ hai quy hoạch trên cũng dang dở.

Tìm nguyên nhân bất thành của các dự án được triển khai với không ít tốn kém thời gian và công sức, ông Nguyễn Xuân Hoa cho rằng, là do thiếu một chủ trương mang tính chiến lược về bảo tồn và phát huy giá trị của khu đô thị cổ. Phân tích những khó khăn, bất cập, ông Phan Lương Bằng -Phó Trưởng phòng Quản lý đô thị (TP. Huế) thẳng thắn nhìn nhận, là do quy mô các dự án còn nhỏ lẻ, manh mún; sự phối hợp, đồng thuận, chia sẻ của người dân chưa cao; thiếu cơ chế, chính sách hỗ trợ rốt ráo và quan trọng nhất, nguồn lực đầu tư còn hạn chế, chưa đủ mạnh…

Chính sách phải thực sự đến tận từng người dân 

Nhìn nhận giá trị hiện nay của phố cổ Gia Hội, TS. Trần Đình Hằng - Phân Viện Trưởng Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia tại Huế cho rằng, với những gì đang có, Gia Hội được ví như một Hội An giữa lòng thành phố Huế. “Vì sao, trong khi Hội An đã trở thành phố thị du lịch nổi trội thì Gia Hội lại không?”, TS. Hằng đặt vấn đề.

Cũng theo TS. Trần Đình Hằng, nếu được nhìn nhận đầy đủ, được đầu tư tương xứng, Gia Hội hoàn toàn có thể trở thành địa chỉ du lịch đắc địa của Huế. “Lâu nay, chúng ta chỉ thu hút du lịch tập trung vào Quần thể di tích Cố đô mà quên mất Gia Hội. Thậm chí, nếu muốn phát triển khu vực dịch vụ, đặc biệt là phố đêm cho Huế thì không phải ở phố Tây, khu vực Hoàng Thành hay tuyến đường Hai Bà Trưng, mà chính là khu vực Gia Hội”, ông Hằng khơi gợi.

Chủ trì đề tài ‘‘Nghiên cứu, đề xuất giải pháp xây dựng không gian phố cổ Gia Hội thành tuyến phố thương mại du lịch đặc trưng của TP. Huế” đang được tiến hành, theo ông Đặng Minh Nam, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Thừa Thiên Huế, với vốn di sản về kiến trúc, các lễ hội, ngành nghề truyền thống và không gian đặc hữu còn được bảo lưu như hiện nay, tiềm năng dịch vụ du lịch ở phố cổ Gia Hội là điều không phải bàn cãi. “Vấn đề còn lại là cần cơ chế, chính sách phù hợp, đồng bộ để bảo tồn, hỗ trợ, đồng hành cùng người dân”, ông Nam đề xuất.

Để gỡ “nút thắt” cho phố cổ Gia Hội, ông Nam cho rằng, cùng với cơ chế, chính sách, các giá trị di sản ở đây phải được nhận diện như một thực thể sống. Di sản chỉ thực sự được bảo tồn, gìn giữ một cách bền vững khi gắn liền với hiệu quả kinh tế, sinh kế, quyền lợi phù hợp của người dân. “Ở đó, chính sách phải về được với người dân, đáp ứng được khả năng, nhu cầu, nguyện vọng của người dân. Cần nhận diện cái gì cần bảo tồn nguyên gốc, cái gì cần bảo tồn thích nghi, người dân nào muốn hỗ trợ phục hồi, trùng tu nhà; ai muốn chuyển đổi nghề… Và phải giải được bài toán liên kết giữa Nhà nước - doanh nghiệp - người dân. Đồng thời, bài toán hạ tầng giao thông cho một trung tâm dịch vụ du lịch cũng cần phải đi trước một bước. Đầu tư hoàn thiện từ bãi đỗ xe, vỉa hè dành cho đi bộ…Công tác quy hoạch, quản lý trong xây dựng cũng phải làm quyết liệt, chẳng hạn, ai muốn đặt một tấm biển hiệu đăng ký kinh doanh cũng phải được duyệt mẫu…”, ông Nam diễn giải.

Lối mở từ Nghị quyết 54 

 Trong một tham luận tại một hội thảo về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Huế được tổ chức năm 2021, KTS. Võ Sĩ Chuân và Lê Văn Thanh Hùng (Khoa Kiến trúc - Trường đại học Khoa học - Đại học Huế) nêu vấn đề: Huế là địa phương có thế mạnh về du lịch văn hóa. Tuy nhiên, qua thời gian, trong khi các sản phẩm du lịch của Huế đang dần bão hòa thì vẫn còn những tài nguyên chưa được khai thác, trong đó có khu vực phố cổ Gia Hội. Hai KTS trẻ cũng cho rằng, với những giá trị hiện hữu, trong tiến trình xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, không sớm thì muộn, sẽ phải khôi phục các khu phố cổ Gia Hội, Bao Vinh.

Về đề xuất trên, ông Nguyễn Việt Bằng, Phó Chủ tịch UBND TP. Huế thông tin: Từ trước đến nay, phố cổ Gia Hội đã được xác định là khu vực bảo vệ không gian cảnh quan đô thị, bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa, phát huy và khai thác các giá trị nhà ở truyền thống, các lợi thế về du lịch của khu vực.

Gắn với Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết số 83/NQ-CP ngày 27/5/2020 của Chính phủ đã xác định từng bước khôi phục lại cảnh quan, không gian Cố đô Huế, trong đó có khôi phục toàn bộ các công trình văn hóa, khu phố cổ Gia Hội, Chi Lăng, Bao Vinh và Trung ương sẽ cân đối hỗ trợ ngân sách. Trên cơ sở đó sẽ thực hiện công tác từng bước đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng xã hội, chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật, xây dựng đề án bảo tồn và phát huy giá trị nhà rường, nhà cổ khu vực phố cổ Gia Hội – Bao Vinh.

Gần đây nhất, UBND tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch phân khu phường Phú Hậu - Phú Hiệp - Phú Cát (TP. Huế) tại Quyết định số 297/QĐ-UBND ngày 13/2/2021. Trong đó, khu vực trải dài 2 bên tuyến phố cổ Bạch Đằng và Chi Lăng có quy mô 51ha được định hướng là khu vực cần được bảo tồn các di tích, nhà thờ và công trình lịch sử khác trong khu dân cư, tạo thành các khu vực và các tuyến đường lịch sử, với quy hoạch bảo tồn phù hợp để giữ gìn bản sắc truyền thống.

Quyết định 297 cũng đặt ra các yêu cầu cụ thể về quy hoạch, xây dựng, giữ nguyên mật độ xây dựng như hiện nay; hạn chế xây dựng công trình xen cấy; tận dụng các khu vực trống, đất chưa sử dụng trong lõi ô phố để tổ chức không gian cây xanh, sân vườn, tạo không gian sinh hoạt cộng đồng trong khu dân cư. Đối với loại nhà còn bảo lưu kết cấu mái cổ, mặt tiền và khung nhà có ít nhiều thay đổi thì từng bước sửa chữa, cải tạo, phục hồi. Đối với loại nhà xây dựng mới, chỉnh trang thì khuyến khích theo xu hướng kiến trúc truyền thống. Đối với kiến trúc công trình xây dựng mới không lấn át không gian khu phố cổ và các công trình tín ngưỡng, di tích văn hóa. Quy hoạch cũng phân kỳ đầu tư các tuyến đường Nguyễn Gia Thiều, Hồ Quý Ly, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Bỉnh Khiêm…, kết nối hệ thống giao thông trong và ngoài khu quy hoạch, liên kết khu quy hoạch với các khu vực khác của đô thị để  giảm tải cho tuyến đường Chi Lăng nhằm hướng đến xây dựng, bảo tồn, phát duy khu phố cổ Gia Hội - chợ Dinh kết nối với Bao Vinh đáp ứng khai thác tốt về du lịch.

Thật đáng mừng khi Nghị quyết 54 đang mở ra những cơ hội mới cho phố cổ Gia Hội, trong đó, nút thắt về nguồn lực đã được hé mở (khi Trung ương chủ trương sẽ cân đối hỗ trợ ngân sách). Không chỉ là “chiếc gậy” để ngăn sự mai một, “chảy máu” di sản ở phố cổ, trước vận hội mới, “kho báu” Gia Hội có sớm được đánh thức hay không, nói như nhà nghiên cứu văn hóa Huế Nguyễn Xuân Hoa, là phụ thuộc vào một đề án cụ thể. “Phải sớm bắt tay thực hiện, bằng một đề án cụ thể và với tinh thần trách nhiệm trước dân, trước di sản rõ ràng hơn”, ông Hoa đề nghị.

Bài, ảnh: Kim Oanh

Nhà cái uy tín
上一篇:Chung cư mini sai phạm: Không thể làm ngơ trước những cảnh báo từ sớm
下一篇:Việt Nam nhận thêm 4 khoản tài trợ nghiên cứu khoa học của Hoa Kỳ