发布时间:2025-01-12 19:04:42 来源:Empire777 作者:Nhà cái uy tín
Không vay được “cửa” chính thức,àmcáchnàogiúpkhơithôngdòngvốntíndụngchodoanhnghiệbxh vdqg bi nhiều DN phải tìm đến tín dụng đen
DNNVV hiện đang chiếm hơn 70% tổng số DN của nước ta, trong khi đó chỉ có dư nợ tín dụng ở mức 22-25%, bằng 1/5 tổng dư nợ. Điều đáng nói là khả năng tiếp cận tín dụng của khu vực DN này rất hạn chế.
Theo số liệu thống kê của VCCI, có tới hơn 70% DNNVV gặp khó khăn khi tiếp cận vốn tại các tổ chức tín dụng, tương đương với khoảng 400/670 nghìn DN đang hoạt động không vay được vốn.
Thực trạng này đã tồn tại từ rất lâu và đến nay vẫn đang là vấn đề ám ảnh đối với DN khi chưa được giải quyết một cách linh hoạt, thỏa đáng theo đúng tư duy cởi trói cho DN, tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đa số DNNVV gặp khó khăn lớn nhất về vốn. Ảnh: TL |
Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu là do DN thiếu tài sản đảm bảo, hay tài sản của DN bị định giá quá thấp. Trên thực tế, một số ngân hàng thương mại đã có chính sách hỗ trợ, tạo thuận lợi cho DN tiếp cận vốn thông qua hình thức cho vay tín chấp. Tuy nhiên, kèm theo đó là một số điều kiện vừa ngặt nghèo, vừa mông lung thiếu rõ ràng, cụ thể… Ví như, cần chứng minh được phương án kinh doanh của DN là khả thi, là dự án hiệu quả mang lại thu nhập trong thương lai… thì nhiều DN không có khả năng làm được, không chứng minh được nên không có cơ hội vay vốn.
Ông Đoàn Mạnh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Tuấn Hương cho hay, tính đến thời điểm hiện tại DN mới chỉ vay được 150 triệu đồng từ ngân hàng thương mại từ thế chấp bất động sản năm 2015. Sau đó, DN đã nhiều lần làm hồ sơ vay vốn thông qua tín chấp, tuy nhiên đến khâu chứng minh dự án khả thi thì DN thất bại.
Hiện nay, chủ trương giảm bớt sự phụ thuộc vào tài sản đảm bảo khi cho DN vay vốn đang được Chính phủ rất quan tâm. Bản thân, nhiều ngân hàng thương mại cũng có mong muốn đẩy mạnh khơi thông tín dụng cho DN, song còn lo ngại khi DN chưa có tài sản đảm bảo mà cũng không chứng minh được phương án kinh doanh khả thi nên cung - cầu tín dụng khó gặp nhau.
Chính vì lẽ đó, nhiều DN khi cần vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh đã phải tìm đến với tín dụng đen, với mức lãi suất cắt cổ và phải gánh mức chi phí cao gấp nhiều lần so với vay chính thức các tổ chức tín dụng. Do đó, không ít DN khó khăn lại chất chồng khó khăn, nợ nần chồng chất dẫn đến phá sản.
Ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho rằng, vay tiền phục vụ cho sản xuất, kinh doanh qua hình thức không chính thức là điều cực kỳ bất lợi. Thứ nhất, đã là tổ chức cho vay không chính thức thì họ có thể không tuân theo bất cứ quy định nào. Thứ hai là lãi suất cao hơn rất nhiều… tất cả điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN và cả tổng thể nền kinh tế.
Gỡ nút thắt cho DN
Bàn về các giải pháp cho DN, ông Nam chia sẻ, phần lớn DN Việt Nam chỉ giỏi nghề là chủ yếu, mà không phải là quản lý hay quản trị. Trong khi đó, các tổ cức tín dụng, ngân hàng thương mại lại quan tâm đến báo cáo, đến quản trị… Do đó, có nhiều DN trên thực tiễn làm ăn hiệu quả, nhưng lại không chứng minh được trên báo cáo tài chính.
“Do đó, DNNVV cần nâng cao năng lực quản trị, khả năng quản lý dự án thông qua việc đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyên môn hóa công tác tài chính…”, ông Nam nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia kinh tế, muốn giúp DN thì các kênh huy động vốn phải đa dạng hơn.
Theo ông Phạm Quốc Khánh, Giảng viên Học viện Ngân hàng, trên thế giới và trong khu vực đã có nhiều nước áp dụng phương pháp xét duyệt khách hàng vay dựa trên phân nhóm khác hàng (theo ngành, theo vùng, theo thành phần kinh tế; theo lịch sử quan hệ kinh tế, tín dụng…), hay chuẩn hóa khách hàng và đạt nhiều thành công. Đây được coi là giải pháp phù hợp và hữu hiệu giúp DNNVV tiếp cận được dòng vốn từ các ngân hàng thương mại.
Hiện nhiều ngân hàng đã nghiên cứu và áp dụng phương pháp chuẩn hóa khách hàng để áp dụng chính sách cho vay nhằm tháo gỡ nút thắt về tín dụng. Theo đó, ngân hàng dựa trên đặc tính cơ bản của từng nhóm khách hàng, chứ không phải từng khách hàng đơn lẻ để hình thành phương pháp thẩm định theo từng nhóm đó… Khi đó, ngân hàng không cần phải đi sâu vào việc giải ngân dòng tiền của từng cá nhân DN như thế nào, mà chỉ lắp vào hệ thống của từng nhóm…
Cũng theo các chuyên gia, phương pháp này được dự đoán có sự rủi ro cao hơn đối với các tổ chức tín dung, tuy nhiên họ hoàn toàn có thể kiểm soát được khi cho DN vay vốn. “Bản thân ngân hàng để hạn chế thấp nhất rủi ro cần làm “giàu” hệ thống thông tin, dữ liệu về các DN không chỉ ở quá khứ mà còn phải liên tục cập nhật. Đồng thời, tính minh bạch của thị trường phải được chú trọng đúng mức”, ông Khánh nhấn mạnh thêm./.
Tố Uyên
相关文章
随便看看