Một trong những bước đi quan trọng đang được KBNN thực hiện ở giai đoạn này là triển khai đề án thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi ngân sách. Hiện đề án đang được đẩy nhanh tiến độ để tháng 5 tới sẽ thực hiện thí điểm tại 2 tỉnh Phú Thọ và Thừa Thiên - Huế. Dự kiến 1/10/2017 sẽ triển khai diện rộng trên cả nước.
Nhiều lợi ích cho khách hàng
Bà Lương Thị Hồng Thúy,ốngnhấtđầumốikiểmsoátchiMụctiêuquantrọngnhấtlàphụcvụkháchhàsoi keo leicester Phó Vụ trưởng Vụ Kiểm soát chi KBNN cho biết, công tác kiểm soát chi (KSC) của KBNN hiện nay đang được thực hiện tại 2 phòng/bộ phận nghiệp vụ đó là: Phòng/bộ phận nghiệp vụ Kế toán thực hiện KSC đối với các khoản chi thường xuyên và phòng/bộ phận KSC thực hiện KSC đối với các khoản chi đầu tư. Theo đó, đơn vị sử dụng ngân sách có cả nội dung chi thường xuyên và chi đầu tư sẽ phải đến cả 2 bộ phận này để làm thủ tục.
Cụ thể, với chi thường xuyên sẽ gặp cán bộ kế toán để nộp hồ sơ. Cán bộ kế toán sẽ tiếp nhận hồ sơ, xử lý hồ sơ và trả kết quả tại bộ phận kế toán. Đối với chi đầu tư sẽ gặp cán bộ KSC, cán bộ KSC đầu tư xử lý chứng từ và chuyển tới bộ phận kế toán để nhập yêu cầu thanh toán vào hệ thống Tabmis (hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc), sau đó mới chuyển tiền cho đơn vị.
“Mô hình tổ chức này tương đối phù hợp với đặc thù hoạt động của hệ thống KBNN trong giai đoạn vừa qua nhưng cũng có những tồn tại, hạn chế nhất định đó là chưa thật sự tạo thuận lợi cho các đơn vị sử dụng ngân sách, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án trong việc giao dịch thanh toán với các đơn vị KBNN”, bà Thúy cho biết.
Từ những bật cập này cùng với mục tiêu cải cách hành chính, giảm bớt đầu mối làm việc, nâng cao và cải thiện chất lượng phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn, tiến tới rút ngắn thời gian KSC của hệ thống KBNN, nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn tiền và tài sản của Nhà nước, tạo thuận lợi tối đa và đem lại sự hài lòng cho các đơn vị đến giao dịch, KBNN đang nỗ lực triển khai đề án “Thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi NSNN qua hệ thống KBNN”.
Sau nhiều lần chỉnh sửa, hoàn thiện, đến nay nội dung chính của phương án được lựa chọn để triển khai thực hiện đề án là thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi NSNN qua hệ thống KBNN theo hướng tập trung vào một đầu mối. Theo đó, chuyển nhiệm vụ KSC thường xuyên từ phòng/bộ phận Kế toán sang cho phòng/bộ phận KSC thực hiện kiểm soát, bao gồm từ khâu tiếp nhận hồ sơ giấy hoặc tiếp nhận hồ sơ điện tử trên dịch vụ công; kiểm soát hồ sơ; nhập yêu cầu thanh toán (tất cả các khoản chi từ tài khoản dự toán, tài khoản tiền gửi, tài khoản tạm thu tạm giữ của các đơn vị dự toán, đơn vị sự nghiệp, chủ đầu tư, ban quản lý dự án).
Bà Thúy cho biết, đề án này khi được thực hiện sẽ mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng vì nếu như đơn vị sử dụng ngân sách hoặc chủ đầu tư có cả 2 nội dung là chi thường xuyên và chi đầu tư sẽ chỉ còn phải đến một bộ phận KSC để hoàn thiện tất cả các hồ sơ, thủ tục thay vì phải đến 2 bộ phận như trước đây. “Đây chính là sự thuận lợi nhất cho các đơn vị sử dụng ngân sách khi thực hiện thống nhất đầu mối KSC”, bà Thúy nhấn mạnh.
Gấp rút hoàn thành các điều kiện cần thiết
Bà Thúy cho biết, để thực hiện thí điểm đề án tại 2 tỉnh Phú Thọ và Thừa Thiên - Huế trong tháng 5 này, hiện KBNN đang rất quyết liệt, gấp rút để hoàn thành các điều kiện cần thiết và thực hiện các công việc cụ thể nhằm triển khai có hiệu quả đề án như: Hoàn thành việc báo cáo Bộ Tài chính để phê duyệt chủ trương và phê duyệt kế hoạch, lộ trình triển khai, thực hiện đề án; hoàn thiện quy trình nghiệp vụ về KSC NSNN; tổ chức tập huấn, đào tạo quy trình nghiệp vụ KSC NSNN sau khi thống nhất đầu mối KSC, đào tạo cơ chế, chính sách liên quan đến công tác KSC NSNN cho cán bộ kế toán chuyển sang phòng/bộ phận kiểm soát chi và cán bộ phòng/bộ phận kiểm soát chi, đào tạo nhập yêu cầu thanh toán và sử dụng, khai thác hệ thống TABMIS cho các phòng/bộ phận KSC, đào tạo các chương trình ứng dụng liên quan đến quản lý, kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư cho các cán bộ từ phòng/bộ phận kế toán chuyển sang phòng/bộ phận KSC trong toàn hệ thống KBNN; chỉ đạo KBNN địa phương xây dựng phương án nhân sự, cũng như chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện làm việc tại từng đơn vị phù hợp, thuận lợi trong điều kiện thống nhất đầu mối KSC NSNN tại từng địa phương…
Dự kiến, sau khi tổng kết, đánh giá việc triển khai thí điểm, hoàn thiện quy trình nghiệp vụ, sẽ báo cáo Bộ Tài chính để triển khai diện rộng trong phạm vi toàn quốc vào tháng 10 tới.
Đề án thống nhất đầu mối KSC được triển khai sẽ tạo thuận lợi tối đa và đem lại sự hài lòng cho các đơn vị đến giao dịch tại KBNN. Tuy nhiên, bước đầu triển khai thực hiện sẽ không tránh khỏi những khó khăn.
Thời gian qua, công tác KSC NSNN cũng được KBNN nỗ lực cải cách, đổi mới như: Triển khai thực hiện quy trình kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần nâng cao kỷ cương kỷ luật tài chính tại các đơn vị sử dụng ngân sách và ngăn chặn tình trạng nợ đọng trong thanh toán (nhất là trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản). Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, quy trình KSC NSNN theo hướng kiểm soát chi 1 cửa, đơn giản, rõ ràng, minh bạch về hồ sơ, chứng từ và nội dung kiểm soát rút ngắn thời gian kiểm soát chi từ 7 ngày xuống còn 3 - 4 ngày làm việc đối với chi đầu tư. Đồng thời, phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, xây dựng hành lang pháp lý nhằm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KSC, thí điểm thực hiện KSC điện tử thông qua Cổng thông tin KBNN tại một số KBNN tỉnh, thành phố.
Đối với chi thường xuyên, đã bước đầu xây dựng ngưỡng để thực hiện kiểm soát theo cơ chế khoán chi đối với cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, bỏ các thủ tục KSC liên quan đến quản lý nhu cầu chi quý, quy định rõ thời hạn thực hiện KSC tại KBNN từ 1 - 3 ngày làm việc.
Đây chính là những bước đi cần thiết cho một quy trình KSC điện tử mà KBNN đang hướng tới./.
Theo bà Lương Thị Hồng Thúy - Phó Vụ trưởng Vụ kiểm soát chi KBNN: “Để triển khai thống nhất đầu mối KSC, các đơn vị KBNN cần làm tốt công tác tư tưởng và công tác đào tạo, tập huấn quy trình nghiệp vụ sử dụng các chương trình ứng dụng cho đội ngũ cán bộ. Đồng thời, các cán bộ làm nghiệp vụ cũng cần phối hợp tốt với nhau cũng như có sự phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có quan hệ giao dịch với KBNN trong quá trình triển khai nhiệm vụ”. Vân Hà
顶: 89踩: 69
【soi keo leicester】Thống nhất đầu mối kiểm soát chi: Mục tiêu quan trọng nhất là phục vụ khách hàng
人参与 | 时间:2025-01-26 22:00:29
相关文章
- Chubb Life Việt Nam được vinh danh tại chương trình ‘Mùa xuân cho em’ lần thứ 18
- Bộ Ngoại giao: Cần có phương án sơ tán nếu đang ở Israel
- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng
- Trong các thành tựu của đất nước có sự đóng góp của 7 triệu đồng bào công giáo
- Chuyến xe 52 chỗ phủ kín rèm, hàng chục người bị lừa 'vào tròng' đi xem đất
- Đại tướng Lương Cường chủ trì kỳ họp Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương
- Thủ tướng gặp lưu học sinh và cộng đồng người Việt Nam tại Trùng Khánh, Trung Quốc
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba
- Hiện trường vụ tai nạn khiến 3 thành viên CLB HAGL tử vong ở Gia Lai
- Bộ Tư pháp Việt Nam ký kết hợp tác với Bộ Tư pháp Ả
评论专区