搜索

【ban xep hang nhat anh】Địa phương vào cuộc cải thiện môi trường kinh doanh

发表于 2025-01-11 00:37:44 来源:Empire777
Cải thiện môi trường kinh doanh: Gói giải pháp “phi tài chính” được kỳ vọng
Tiếp tục thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp
Cải thiện môi trường kinh doanh năm 2022: Đi vào vào trọng tâm,Địaphươngvàocuộccảithiệnmôitrườban xep hang nhat anh cụ thể
Địa phương vào cuộc cải thiện môi trường kinh doanh
Các địa phương đang tạo nhiều thuận lợi về môi trường kinh doanh cũng như nhiều ưu đãi để thu hút đầu tư. Ảnh: Samsung Việt Nam

Người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

Tại Nghị quyết 11 nêu trên, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục rà soát, tháo gỡ các rào cản về thể chế, cơ chế, chính sách, quy định pháp luật cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh; đẩy nhanh lộ trình thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tăng cường xử lý thủ tục hành chính trên nền tảng trực tuyến; tiếp tục nghiên cứu, triển khai các giải pháp đột phá, khuyến khích đổi mới sáng tạo, thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn gắn với phát triển bền vững…

Theo Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng văn hóa kinh doanh, hướng tới xây dựng cộng đồng doanh nghiệp tỉnh phát triển mạnh mẽ, hội nhập, hiệu quả và bền vững. Thông qua đó, các sở, ngành và địa phương cần thẳng thắn nhìn nhận những việc đã làm được và chưa làm được, các điểm còn hạn chế, tồn tại trong ngành, lĩnh vực và địa phương mình để thay đổi, cải thiện.

Nhưng thực tế cho thấy, việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đã được các bộ, ngành, địa phương liên tục thực hiện từ nhiều năm qua, thông qua các Nghị quyết 19, 02 của Chính phủ về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đặc biệt, tại các địa phương, công cuộc này cũng đang ngày càng được triển khai rốt ráo, nhất là khi Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) hàng năm để các địa phương dựa vào đấy làm cơ sở để phân tích, đánh giá hoạt động của chính quyền với doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, các địa phương xây dựng kế hoạch khắc phục hiệu quả những điểm hạn chế, yếu kém, đề ra biện pháp và chỉ đạo, điều hành quyết liệt để thực hiện hiệu quả việc cải thiện chỉ số PCI của tỉnh; đồng thời xây dựng và phát triển bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và cấp huyện (DCCI).

Chẳng hạn, tại Quảng Ninh, dựa vào chỉ số DCCI của tỉnh, các sở, ngành đã cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh đáng kể, góp phần thu hút dòng vốn đầu tư, đặc biệt FDI vào Quảng Ninh. Theo bà Vũ Kim Chi, Phó Trưởng Ban thường trực, Ban Xúc tiến và hỗ trợ đầu tư tỉnh Quảng Ninh, DCCI giúp tỉnh được đánh giá là một điển hình tốt với nhiều sáng kiến cải cách, gắn việc cải thiện môi trường kinh doanh. Sau 7 năm thực hiện PCI của Quảng Ninh từng bước tiến lên vị trí top 3 dẫn đầu cả nước và giai đoạn 2017-2020 Quảng Ninh vươn lên và giữ vững vị trí số 1/63 tỉnh, thành phố cả nước trong 4 năm liên tiếp. Nhờ môi trường kinh doanh thuận lợi, tỉnh Quảng Ninh hiện có khoảng 18.100 doanh nghiệp cùng nhiều dự án đầu tư lớn.

Tương tự, tại Vĩnh Phúc, tỉnh này cũng đã triển khai nhiều giải pháp cải cách thủ tục hành chính như tăng cường kiểm soát, đôn đốc quá trình xử lý hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính, giúp rút ngắn tối thiểu 20-53% thời hạn giải quyết của hơn 800 thủ tục hành chính có thời hạn giải quyết trên 10 ngày làm việc.

UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, tỉnh hướng tới mục tiêu “Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo đánh giá chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước các cấp”. Vì thế, tỉnh đã đẩy mạnh lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của doanh nghiệp, doanh nhân, người lao động để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc kịp thời, nhất là các vấn đề liên quan đến đất đai, lao động, thuế… Tỉnh còn áp dụng các chính sách ưu đãi đầu tư cao nhất và triển khai các cơ chế tốt nhất về đất đai, hạ tầng, lao động. Các thủ tục hành chính về đầu tư, quy hoạch xây dựng, quy hoạch ngành, lĩnh vực được công khai, minh bạch và đơn giản hóa…

Cần theo sát "bước đi" của doanh nghiệp

Với những nỗ lực của các địa phương, số lượng doanh nghiệp trên cả nước vẫn có tín hiệu lạc quan giữa những khó khăn do ảnh hưởng từ đại dịch. Trong tháng 1/2022, theo Tổng cục Thống kê, cả nước có 13.000 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 15,9% về số doanh nghiệp so với tháng trước; số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động đạt gần 19.100 doanh nghiệp, tăng 352,8% so với tháng 12/2021 và tăng 194% so với tháng 1/2021…

Ngoài ra, kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong năm 2021 cũng tăng trưởng khá mạnh mẽ. Điều này đã phần nào cho thấy sự lạc quan, tin tưởng của doanh nghiệp về môi trường kinh doanh của cả nước nói chung và tại từng địa phương nói riêng. Như tại Vĩnh Phúc, vượt qua những khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch, giá trị sản xuất của ngành công nghiệp – xây dựng trong năm 2021 đạt hơn 301.000 tỷ đồng, tăng hơn 15% so với năm 2020. Hầu hết sản phẩm chủ lực đều tăng cao như: Linh kiện điện tử tăng gần 32%; gạch ốp lát tăng 2,4%, quần áo các loại tăng 9,1%...

Còn tại Thái Nguyên, ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên đánh giá, môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh Thái Nguyên đã có sự thay đổi rất tích cực và năng động, tỉnh Thái Nguyên còn nhiều dư địa cho cải cách và tăng trưởng, nhưng điều quan trọng, cần chọn đâu là khâu đột phá. Thực tiễn cho thấy, đất đai, mặt bằng kinh doanh là yếu tố đầu vào rất quan trọng đối với các doanh nghiệp. Vì thế, các doanh nghiệp mong muốn chính quyền tỉnh cần theo sát bước đi của các nhà đầu tư, tận tâm giải quyết những khó khăn vướng mắc.

随机为您推荐
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by 【ban xep hang nhat anh】Địa phương vào cuộc cải thiện môi trường kinh doanh,Empire777   sitemap

回顶部