欢迎来到Empire777

Empire777

【kết quả bóng đá anh】Bình đẳng để doanh nghiệp tư nhân lớn mau

时间:2025-01-10 16:40:01 出处:La liga阅读(143)

binh dang de doanh nghiep tu nhan lon mau

Các DN tư nhân cần được đảm bảo không bị phân biệt đối xử và được hỗ trợ bình đẳng khi tham gia thị trường. Ảnh: N.Huế.

Nhiều hạn chế cố hữu

Trong số các DN chính thức phá sản năm 2016,ìnhđẳngđểdoanhnghiệptưnhânlớkết quả bóng đá anh có khoảng 9.700 DN có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, chiếm hơn 93,3% và tăng 23,3% so với cùng kỳ năm trước. Đây tiếp tục là dấu hiệu đáng lo đối với khu vực kinh tế tư nhân.

Hiện nay, tỷ trọng trong GDP của khu vực kinh tế tư nhân, bao gồm cả kinh tế cá thể duy trì ổn định khoảng 39 - 40%, tạo nhiều việc làm, bảo đảm an sinh xã hội. Đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh, số lượng DN tư nhân tăng nhanh với nhiều loại hình đa dạng, đồng thời phong trào khởi nghiệp được đẩy mạnh. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, tốc độ tăng trưởng của kinh tế tư nhân có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Theo đó, năng lực nội tại của kinh tế tư nhân nhìn chung còn thấp, trình độ quản trị, năng lực tài chính, năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh còn yếu. Bên cạnh đó, khả năng liên kết với các thành phần kinh tế khác và tham gia chuỗi giá trị sản xuất trong nước, khu vực và toàn cầu của khối DN tư nhân còn nhiều hạn chế.

Dưới góc độ khởi sự DN, TS. Trần Thị Hồng Minh, Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng: Bên cạnh các điều kiện thuận lợi của khung khổ chính sách mới và những cơ hội mở ra trong thời kỳ đất nước hội nhập, thì những hạn chế cố hữu chưa được giải quyết triệt để, như: vay vốn, lãi suất, nhân lực, chi phí không chính thức... vẫn là rào cản gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN trong nước. Đồng thời bà cũng khẳng định, chỉ riêng nỗ lực của cơ quan đăng ký kinh doanh trong việc tạo thuận lợi cho DN khi gia nhập thị trường thôi thì chưa đủ, mà còn cần có sự chung tay của các cơ quan quản lý nhà nước, các địa phương trong việc cải thiện môi trường, đầu tư kinh doanh.

Nói về rào cản của khu vực DN tư nhân, TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng cần phải bàn về chi ngân sách nhà nước, chừng nào chi giảm, chi hợp lý thì chi phí của DN sẽ được giảm đi. Đồng thời, TS. Trần Đình Thiên cũng cho rằng, dù trong cùng một hệ sinh thái nhưng DNNN và DN FDI được hưởng nhiều lợi thế hơn so với DN tư nhân, do đó DN tư nhân rất khó phát triển bình thường và nếu bất bình đẳng trong môi trường cạnh tranh cứ tiếp tục thì DN tư nhân sẽ mãi không lớn được", TS. Trần Đình Thiên nói.

Cần bỏ phân biệt đối xử

Liên quan đến vấn đề này, ông Trần Anh Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Năng lượng Thiên Phú, đại diện Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam cho rằng, cần phải thay đổi căn bản về tư duy phân biệt đối xử giữa hai hình thái kinh tế nhà nước với kinh tế tư nhân. Cụ thể là nên loại bỏ khái niệm kinh tế tư nhân, thay vào đó, nên sử dụng khái niệm “các hoạt động kinh tế có dùng vốn ngân sách và các hoạt động kinh tế không dùng vốn ngân sách”. Lý giải cho điều này, ông Trần Anh Dũng cho biết, thị trường và nguồn nguyên liệu là động lực và tiền đề cho sự phát triển của DN nói chung, tuy nhiên sự tồn tại song song hai hình thái kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân với những cơ chế và khả năng rất khác nhau về tiếp cận thị trường và tiếp cận nguồn nguyên liệu đã và đang kìm hãm sự phát triển tự nhiên của DN tư nhân. Hàm ý DNNN đang nhận được quá nhiều ưu ái, trong khi DN tư nhân phải tự bươn chải, ông Trần Anh Dũng nhấn mạnh, Chính phủ sẽ không thể thực hiện tốt vai trò là Chính phủ kiến tạo, không thể thu hút được nguồn vốn tư nhân vào các chương trình hợp tác công tư, không thể huy động được sức mạnh tổng lực của toàn dân tham gia vào phát triển kinh tế đất nước nếu vẫn tiếp tục duy trì tình trạng “con đẻ - con nuôi”.

Các chuyên gia cho rằng nếu vẫn duy trì tình trạng này thì không chỉ DN tư nhân khó cạnh tranh một cách bình đẳng để phát triển, mà xa hơn, nền kinh tế cũng sẽ bị ảnh hưởng. TS. Nguyễn Đại Lai, chuyên gia tài chính - ngân hàng cũng đã ví von rất hình ảnh khi cho rằng, nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang bị chia cắt ra làm 3 nền kinh tế có hàng rào, vị thế, cơ chế vận hành và cả thị trường tiếp cận tư liệu sản xuất ở đầu vào độc lập nhau, gồm: Nền kinh tế Nhà nước, nền kinh tế tư nhân và nền kinh tế FDI. “Ba nền kinh tế này được ví von theo thứ tự như “con đẻ”, “con nuôi” và “con ngoài giá thú”, có thân phận, luật lệ và thị trường riêng, nhưng dựa dẫm vào nhau tạo ra những luồng lạch, những mạch ngầm để hút nội lực lẫn nhau và kìm hãm sự phát triển tổng thể… làm cho kinh tế Việt Nam sau hơn 30 năm đổi mới mà vẫn căn bản là nền kinh tế thô ở khu vực thuần nội và “không thô” nhưng giá trị mới gia tăng rất ít ở khu vực FDI, làm cho nền kinh tế Việt Nam tuy không còn “tem phiếu”, nhưng lại tồn tại những vị thế ưu ái rất khác nhau giữa các “nền kinh tế”.

Về rào cản liên quan đến sự bất bình đẳng trong cơ chế chính sách đối với khu vực kinh tế tư nhân trong tương quan so sánh với khu vực kinh tế Nhà nước và khu vực FDI, PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, các DNNN vẫn còn được hưởng nhiều ưu ái từ Nhà nước (cấp vốn từ ngân sách nhà nước, tiếp nhận các nguồn vay từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng, việc tiếp cận đất đai và mặt bằng sản xuất…) tạo ra sự bất bình đẳng với các DN tư nhân muốn tham gia vào các thị trường này.

Theo các chuyên gia, tuy có sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng DN, chiếm tỷ trọng lớn nhưng tỷ lệ phá sản và ngưng hoạt động cũng rất cao và điều đó cho thấy sự tăng trưởng thiếu bền vững của các DN này. Trong số các DN chính thức phá sản năm 2016, có khoảng 9.700 DN có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, chiếm hơn 93,3% và tăng 23,3% so với cùng kỳ năm trước. Đây tiếp tục là dấu hiệu đáng lo đối với khu vực kinh tế tư nhân. Vì thế, các DN tư nhân không sử dụng vốn ngân sách cần được đảm bảo không bị phân biệt đối xử và được hỗ trợ bình đẳng khi tham gia thị trường, tiếp cận nguồn vốn, truy cập thông tin, thu hút nhân tài, hay huy động bất kỳ nguồn lực nào khác để có cơ hội phát triển bình đẳng với các khu vực DN khác.

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: