【bxh bangladesh】Doanh nghiệp địa phương: Cần nhiều sự quan tâm hơn nữa

[Nhận Định Bóng Đá] 时间:2025-01-26 13:48:27 来源:Empire777 作者:Cúp C1 点击:85次

doanh nghiep dia phuong can nhieu su quan tam hon nua

Nhiều DN vẫn than phiền vì chưa nhận được nhiều sự hỗ trợ từ địa phương. Ảnh: Trần Việt.

Hỗ trợ nhiều

TheệpđịaphươngCầnnhiềusựquantâmhơnnữbxh bangladesho báo cáo của Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước, đến cuối tháng 10-2015, dư nợ cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của các tổ chức tín dụng (không bao gồm dư nợ cho vay của Ngân hàng Chính sách Xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam) ước đạt 817.500 tỷ đồng, tăng 9,8% so với thời điểm cuối năm 2014. Bên cạnh đó, chương trình hỗ trợ các DN hoạt động kinh doanh sản xuất trên địa bàn các huyện nghèo của các ngân hàng thương mại Nhà nước tính đến cuối tháng 9-2015 đã đạt dư nợ cho vay là 108,7 tỷ đồng với 24 DN còn dư nợ.

Cùng với các hoạt động hỗ trợ vay vốn từ Nhà nước và các ngân hàng, mỗi địa phương cũng đều có nhiều chương trình ưu đãi riêng DN địa phương như vay vốn với lãi suất thấp, thông tin tuyên truyền, tập huấn về kỹ năng nghề nghiệp, tạo cơ hội giao thương, đối thoại DN - chính quyền… Thậm chí, những ưu đãi còn được mở rộng xuống từng khu công nghiệp, cụm công nghiệp để thu hút đầu tư, xây dựng nhà máy sản xuất.

Chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Quyết định 1288/QĐ-TTg ngày 1-8-2014) đã yêu cầu huy động các nguồn lực trong và ngoài nước tham gia hỗ trợ các cá nhân, tổ chức sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại các địa phương một cách bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Vì thế, công tác này đến nay đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Đánh giá về những ưu đãi của địa phương, bà Nguyễn Thu Huyền, Giám đốc Công ty TNHH MTV XNK Hòa An (DN XNK máy móc, thiết bị) tại tỉnh Lạng Sơn cho biết, trong những năm qua, Công ty cũng như nhiều DN trên địa bàn đều nhận được sự hỗ trợ tích cực từ chính quyền tỉnh. Trong đó, đáng kể nhất là sự quan tâm, lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của DN qua những buổi đối thoại, gặp gỡ trực tiếp. Việc làm này đã giúp chính quyền tỉnh nhanh chóng giải quyết vướng mắc cho DN, đặc biệt là những vấn đề “nóng”, gây nhiều bức xúc. Tiêu biểu như việc nhiều DN kiến nghị đường vào ga quốc tế Đồng Đăng gặp khó khăn, lãnh đạo tỉnh đã nhanh chóng tiếp thu và sửa chữa ngay, giúp DN XNK hoạt động dễ dàng hơn.

Hơn nữa, cũng theo bà Huyền, tỉnh Lạng Sơn cũng đã có nhiều chú trọng đến việc hỗ trợ sản xuất cho DN như việc tinh giản thủ tục hành chính, đẩy nhanh thủ tục cho vay... Mới đây, Hiệp hội DN vừa và nhỏ tỉnh Lạng Sơn đã có gói hỗ trợ 38 tỷ đồng cho các DN sản xuất, giúp các DN có thêm điều kiện để mở rộng sản xuất, mua thêm trang thiết bị, cải tạo cơ sở hạ tầng.

Cũng nhận được những hỗ trợ tương tự, bà Vũ Tuyết Chiến, Giám đốc Công ty TNHH Hồng Ngọc, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Lào Cai cho hay, là một địa phương giáp ranh với Trung Quốc nên các DN tại đây đã nhận được nhiều sự hỗ trợ từ các cấp lãnh đạo tỉnh để tăng cường hoạt động giao thương, cũng như bảo vệ quyền lợi của DN khi có vấn đề vướng mắc nảy sinh. Đặc biệt, các thủ tục trong XNK đã ngày càng thuận tiện hơn, giúp hàng hóa lưu thông nhanh hơn.

Tận dụng được bao nhiêu?

Mặc dù những ưu đãi, hỗ trợ của địa phương đã có nhiều kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên, mỗi một địa phương lại có cách làm riêng và mỗi DN lại có cách tiếp cận khác nhau. Hơn nữa, theo ý kiến của một số chuyên gia kinh tế, rào cản để các DN Việt Nam, nhất là các DN vừa và nhỏ khó tiếp cận được nguồn ưu đãi là do cơ chế về cho vay tài chính, cơ chế hỗ trợ… vẫn có nhiều điểm chưa phù hợp với thực tế DN.

Nói về vấn đề trên, ông Nguyễn Văn Khanh, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Nam Định cho hay, nhiều DN trên địa bàn tỉnh vẫn đang phải “mạnh ai người nấy lo” do ít nhận được hỗ trợ từ địa phương. Nhiều vấn đề như việc thay đổi thiết bị sản xuất, phương hướng kinh doanh mới… DN phải tự đi tìm hiểu, tự tìm kiếm nguồn vốn mà ít nhận được sự hướng dẫn hay chỉ đạo.

Ông Hoàng Minh Thắng, Giám đốc Công ty TNHH đầu tư và XNK tổng hợp Tiến Thành (DN chuyên sản xuất và XNK các sản phẩm giấy, bột giấy, bao bì…) cho rằng, do phải tuân thủ theo những điều khoản từ các hiệp định thương mại tự do (FTA), DN nên tập quen với việc ít nhận được sự hỗ trợ từ địa phương hay Nhà nước, DN nên dần tự tìm cách để tồn tại và phát triển. Những vấn đề mà các cơ quan, ban, ngành có thể hỗ trợ giúp DN thường xuyên là cải cách thủ tục hành chính, phát triển cơ sở hạ tầng công cộng, nâng cao hoạt động giao thương hay có những buổi gặp gỡ, đối thoại để giải quyết vướng mắc giúp DN.

Nhận xét về nguyên nhân của những hạn chế trong công tác hỗ trợ DN địa phương, theo Cục Công nghiệp địa phương, Bộ Công Thương, một số địa phương chưa thực sự quan tâm tham gia hoạt động khuyến công; công tác xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách về hoạt động khuyến công của địa phương còn nhiều hạn chế; công tác xây dựng kế hoạch và đề xuất các đề án khuyến công có chất lượng không cao; sự phối hợp trong việc xét duyệt hỗ trợ còn chậm… Hơn nữa, mạng lưới khuyến công từ cấp huyện đến cấp cơ sở để tham mưu xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án khuyến công chưa có; một số đề án được tổ chức triển khai nhưng chất lượng và hiệu quả chưa cao, chưa có tác dụng kích thích, lôi kéo DN tham gia.

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接