【kết quả y】Thêm 1.000 biên chế thanh tra an toàn lao động: Lấy ở đâu ra?

作者:Cúp C1 来源:Cúp C2 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-11 00:29:19 评论数:

bùi sỹ lợi

Đại biểu Bùi Sỹ Lợi. Ảnh T.L

* Xung quanh ý kiến đề xuất lực lượng thanh tra chuyên ngành an toàn vệ sinh lao động cần được xây dựng theo 3 cấp trung ương,êmbiênchếthanhtraantoànlaođộngLấyởđâkết quả y tỉnh và huyện. Với phương án này, ước tính cần tăng thêm 1.000 biên chế (mỗi huyện tăng 1-2 người). Quan điểm của ông về vấn đề này thế nào?

- Tăng thêm 1.000 thanh tra để thanh tra chuyên ngành an toàn vệ sinh lao động, tôi rất băn khoăn lực lượng này lấy ở đâu, rồi vấn đề tăng biên chế, lương...?

Thanh tra an toàn vệ sinh lao động nó khác với thanh tra lĩnh vực khác ở chỗ phải hiểu được kỹ thuật, hay nói cách khác phải hiểu tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn vệ sinh lao động. Nếu chất lượng nguồn nhân lực không đạt thì thanh tra cũng không mang lại hiệu quả. Bên cạnh đó, thanh tra an toàn vệ sinh lao động phải điều tra được các vụ tai nạn lao động, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp khắc phục tai nạn lao động có thể xẩy ra.

Tôi cho rằng, nâng thanh tra thêm 1.000 người và giao thẩm quyền thanh tra cho thanh tra cấp huyện là khó khả thi, cần tính toán kỹ. Thứ nhất, hiện nay năng lực thanh tra cấp huyện còn hạn chế, nếu tiến hành thanh tra, điều tra tai nạn lao động bài bản để rút ra các biện pháp khắc phục không phải dễ. Thứ hai là không đồng bộ với Luật thanh tra, biên chế tăng, ngân sách không có để đáp ứng.

Khi tôi còn làm Chánh thanh tra Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tôi đã có 2 đề tài cấp bộ, một là nâng cao năng lực cho thanh tra lao động, thứ hai là thực hiện thanh tra theo vùng, tức là không nhất thiết phải có cả thanh tra cấp huyện mà thanh tra theo vùng. Theo đó, thanh tra cấp tỉnh có thể thanh tra trên vùng gồm nhiều huyện có liên kết với nhau, các khu công nghiệp liên kết với nhau để đảm bảo chất lượng mà số lượng không tăng.

Còn nếu phải tăng về số lượng, tôi nghĩ chỉ nên tăng cường cho lực lượng thanh tra cấp trung ương, tỉnh.

* Có một thưc tế là nhiều người sử dụng lao động, chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh thường không khai báo tai nạn lao động. Liệu tăng cường lực lượng thanh tra có giải quyết được vấn đề này không?

- Tôi vẫn phải nói rằng, dù thanh tra số lượng bao nhiêu, chất lượng thế nào thì điều quan trọng vẫn là tính tuân thủ an toàn vệ sinh lao động của các chủ sử dụng lao động. Nếu chủ sử dụng lao động không có trách nhiệm, không có các biện pháp và không có giải pháp phòng ngừa tai nạn lao động thì tình hình tai nạn vẫn gia tăng, không cải thiện được bao nhiêu.

Tôi cho rằng, luật lần này chúng ta cần quy định tất cả các hành vi nghiêm cấm trong quá trình lao động để đảm bảo an toàn, trên cở sở hành vi nghiêm cấm đó chúng ta có những chế tài cứng rắn hơn để làm sao các chủ sử dụng lao động phải áp dụng đúng các quy trình kỹ thuật an toàn và có các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, có như vậy chúng ta mới khắc phục được tình trạng tai nạn lao động như hiện nay.

* Trong dự thảo luật An toàn vệ sinh lao động trình Quốc hội xem xét, lần đầu tiên, những lao động tự do được đề xuất tham gia quỹ bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Quan điểm của ông thế nào?

- Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp không phải là quỹ độc lập, đây là một trong 5 quỹ đã được quy định trong Luật Bảo hiểm Xã hội, nó nằm trong tổng quỹ bảo hiểm xã hội và là quỹ ngắn hạn, chúng ta mới sử dụng trong khu vực có quan hệ lao động và được hình thành chủ yếu từ 1% quỹ tiền lương do chủ sử dụng lao động đóng và người lao động không phải đóng quỹ này.

Lần này chúng ta mở thêm 2 chính sách cho Quỹ này, một là sử dụng một phần Quỹ để đào tạo tay nghề cho người lao động bị tai nạn mà không thể làm công việc cũ có thể chuyển sang làm công việc khác phù hợp hơn. Nguồn thứ hai là bổ sung cho chủ sử dụng lao động để tăng cường phòng ngừa tai nạn lao động theo phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Bên cạnh đó, đề xuất cho 68% lực lượng lao động chưa có quan hệ lao động cũng được tham gia vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động và nghề nghiệp nhưng bằng hình thức tự nguyện có nghĩa là không phải chủ sử dụng lao động đóng mà do người lao động đóng. Tôi cho rằng, nếu người lao động đóng 1% thì nhiều người sẽ không đóng, vậy chính sách này của chúng ta không khả thi.

Cụ thể, công tác quản lý, chi trả ngay trong khu vực có quan hệ lao động còn phức tạp thì khu vực không có quan hệ lao động còn phức tạp hơn, cho nên không có tính hấp dẫn với người lao động. Thứ 2, chúng ta thực hiện y tế toàn dân, khi bị ốm đau người lao động thường chữa trị bệnh theo thẻ bảo hiểm y tế cho nên không thuyết phục.

Nếu chúng ta làm theo cách nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí đóng cho từng thời kỳ, cho từng nhóm đối tượng thì đây sẽ là cơ hội để người lao động tham gia vào Quỹ, như vậy sẽ có thêm điều kiện để cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Điều này cũng đúng với điều 35 của Hiến pháp 2013, đảm bảo điều kiện làm việc an toàn cho mọi người lao động và Chỉ thị 29 của Bộ Chính trị.

Tôi cho rằng, chúng ta nên quy định và chúng ta đi theo lộ trình từng bước, từng nhóm rồi hỗ trợ theo hướng tăng tiến, mở rộng thì sẽ có tính khả thi./.

* Xin cảm ơn ông!

Hồng Chi ( ghi)

最近更新