Trong bối cảnh nhiều trường đại học dùng kết quả bài thi SAT để tuyển sinh,ữngđiềucầnlưuýkhixéttuyểnđạihọcbằngđiểbxh bd nha nghe my ngày càng có nhiều học sinh tập trung ôn luyện thi SAT để "chắc suất" vào đại học.
Chuyên gia giáo dục Công ty CP Công nghệ Giáo dục AES cung cấp một số thông tin hữu ích về chứng chỉ SAT, và đưa ra một số gợi ý giúp các sĩ tử có sự ôn luyện, thu được kết quả thi SAT tốt nhất.
Thông tin cơ bản về chứng chỉ SAT
SAT (Scholastic Assessment Test) là một bài thi chuẩn hóa phổ biến, thường được dùng để xét tuyển vào các đại học ở Mỹ, châu Âu... Bài thi gồm ba phần: Đọc hiểu, Ngôn ngữ và Toán học, tổng điểm là 1.600.
Có ba nguyên nhân chính lý giải cho việc chứng chỉ SAT ngày càng được ưa chuộng ở Việt Nam.
Lý do đầu tiên là tính an toàn, khi thí sinh có thể đăng ký đến bốn đợt thi mỗi năm và các trường đại học sẽ chấp nhận kết quả thi trong hai năm gần nhất.
Tiếp theo là tính ổn định của bài thi SAT, so với những thay đổi của chương trình thi THPT Quốc gia.
Lý do cuối cùng là sự lựa chọn, vì ngày càng có nhiều trường đại học mở phương thức tuyển sinh bằng bài thi này.
Điều kiện điểm SAT của các trường đại học ở Hà Nội:
Nhiều trường đại học bổ sung phương pháp xét tuyển bằng kết quả bài thi SAT. Vậy các thí sinh cần biết gì nếu có ý định sử dụng bài thi SAT để xét tuyển đại học?
Những điều kiện cần có trước khi bắt đầu
Điều đầu tiên các thí sinh cần lưu ý, là bài thi SAT được làm hoàn toàn bằng tiếng Anh. Do đó, khả năng sử dụng tiếng Anh là tối quan trọng để làm bài tốt.
Theo chuyên gia AES, khởi điểm tốt cho thí sinh ôn luyện SAT là band 6.0 đến 6.5 IELTS. Do đó, việc luyện tập ngoại ngữ của thí sinh nên bắt đầu từ lớp 10 để thí sinh có đủ thời gian trau dồi trước khi bắt đầu ôn luyện thi SAT. Nếu có thể, thí sinh nên bắt đầu từ cấp trung học cơ sở để củng cố thật vững chắc nền tảng IELTS.
Ngoài ra, các trường đại học có thể đưa ra các yêu cầu thêm như điểm trung bình học bạ, học lực, hạnh kiểm… hoặc kết hợp kết quả bài thi SAT cùng với điểm bài thi tốt nghiệp THPT Quốc gia. Thí sinh cần tìm hiểu từ sớm để xác định rõ con đường vào đại học của mình.
Tập trung rèn luyện thật tốt các kỹ năng nền tảng cơ bản
Chuyên gia giáo dục của AES chia sẻ, một tình trạng thường xảy ra với các thí sinh ôn thi SAT là tâm lý chủ quan, thiếu tập trung khi học khóa SAT cơ bản (SAT Foundation). Lý do chủ yếu là các thí sinh bắt đầu sớm (khoảng từ năm lớp 10) nghĩ mình còn nhiều thời gian, không vội, nên tỏ ra khá đủng đỉnh trong suốt thời gian học.
Đây là một thói quen nguy hiểm, vì bài thi SAT sẽ kiểm tra kỹ năng nhiều hơn là kiến thức. Khóa học cơ bản sẽ cung cấp cho các thí sinh những kỹ năng, kiến thức quan trọng sử dụng trong suốt thời gian ôn luyện, tránh tình trạng "chới với" khi thí sinh học cao lên trong tương lai.
Do đó, thí sinh cần chú tâm, cố gắng học và rèn luyện thật tốt các kỹ năng nền tảng. Trong thời gian này, thí sinh cũng nên tìm hiểu, đọc thêm các tài liệu, tác phẩm văn học tiếng Anh để tăng thêm lượng kiến thức nền, phục vụ cho phần thi Đọc viết.
Rèn luyện một bộ kĩ năng đúng chuẩn để tham gia thi
Điều đầu tiên cần có là sự chăm chỉ. Giống như mọi bài thi khác, SAT yêu cầu người học phải đầu tư công sức, thời gian, tâm huyết. Thí sinh cần xác định rõ mục tiêu của bản thân, lên kế hoạch cụ thể để đạt được điểm số mình muốn, và cố gắng hết sức trong quá trình ôn luyện.
Khi ôn thi, các thí sinh không nên nóng vội. Nhiều thí sinh có thói quen luyện đề liên tục với mong muốn cải thiện điểm số, điều này tuy có thể giúp thí sinh làm quen với dạng đề, tạo thói quen tập trung, nhưng việc rèn luyện kỹ năng làm bài, điều chỉnh tư duy logic hay bổ sung kiến thức còn thiếu nên có giáo viên hỗ trợ để đạt hiệu quả cao nhất.
Bên cạnh đó, việc luyện các đề thi thử một cách không kiểm soát dễ khiến thí sinh cảm thấy mệt mỏi, có cảm giác hụt hẫng, thất vọng khi thi không đạt được điểm số mong muốn. Có thể nói, cách học bằng luyện đề không thật sự hiệu quả với bài thi SAT.
Thí sinh muốn chinh phục thành công SAT cần sự cầu tiến trong học tập. Ban đầu, phản xạ của thí sinh sẽ là làm bài theo bản năng. Tuy nhiên, khi có sự chỉ hướng của giáo viên, thí sinh cần chủ động tiếp thu, ứng dụng và theo sát các hướng dẫn này nếu nhận thấy chúng đạt hiệu quả.
Đặc biệt, thí sinh cần tích cực tham khảo ý kiến giáo viên trong quá trình làm bài, đặc biệt là khi có vướng mắc. Với đặc trưng là bài thi kiểm tra khả năng tư duy, thí sinh cần tập trung vào yếu tố này nhiều hơn là đáp án cuối cùng. Sự trợ giúp của giáo viên trong điều chỉnh, định hướng suy nghĩ sẽ giúp thí sinh có kết quả tốt hơn trong các bài thi về sau./.