当前位置:首页 > World Cup > 【nhan dinh bong danet】Người cựu chiến binh đưa đá Việt đến trời Tây

【nhan dinh bong danet】Người cựu chiến binh đưa đá Việt đến trời Tây

2025-02-04 00:36:34 [Nhà cái uy tín] 来源:Empire777

Từ cựu chiến binh trở thành tỷ phú đá

Tôi đến với làng nghề khắc đá Non nước (Đà Nẵng) vào một chiều cuối năm,ườicựuchiếnbinhđưađáViệtđếntrờiTânhan dinh bong danet khi không khí lao động rộn ràng bao trùm cả một góc trời dưới chân núi Ngũ Hành Sơn. Hỏi đến nhân vật nổi danh của làng nghề này, không ai không nhắc đến cái tên Trần Văn Xuất - người tỷ phú nông dân "quần xắn, chân đất" đi lên từ đá.

Người cựu chiến binh đưa đá Việt đến trời Tây
Nghệ nhân Trần Văn Xuất. Ảnh: TU

Năm 1987, người thanh niên làng nghề, sau gần 2 năm đóng quân tại đảo Trường Sa Đông đã trở về làng với hành trang duy nhất là chiếc ba lô con cóc và một ước mơ lớn: Tiếp nối cha ông, lưu giữ và phát triển nghề gia truyền khắc đá của dòng họ.

Trong tay không một đồng vốn, thứ duy nhất ông có là nghề gia truyền. Ông đã quyết định đến làm thuê cho các cơ sở sản xuất có tiếng thời bấy giờ nhằm kiếm tiền và đúc kết thêm kinh nghiệm, rèn dũa tay nghề. Ngoài giờ làm, người trai trẻ nhặt nhạnh những mảnh đá bỏ đi trong quá trình trạm trổ, đem về nhà, mày mò, trạm khắc, sáng tạo ra các mẫu mã.

Cũng trong quá trình này, ông đã tích cóp được một số lượng sản phẩm khá lớn với hàng trăm mẫu mã và này ra ý tưởng lập xưởng sản xuất đá mỹ nghệ. Và năm 1992, người thanh niên 28 tuổi đã thuyết phục được một người bạn đồng ngũ hùn vốn mở xưởng mỹ nghệ.

May mắn đã mỉm cười với ông ngay trong những ngày đầu bước vào kinh doanh khi đúng thời điểm này, số lượng du khách đến với Đà Nẵng tăng cao và khu danh thắng Ngũ Hành Sơn là điểm đến không thể thiếu trong hành trình của họ. Nhiều du khách dừng chân chiêm ngưỡng người thanh niên mặc áo lính cặm cụi đục khắc từng chi tiết tỉ mỉ một cách điêu luyện, biến những tấm đá vô tri thành những sản phẩm có hồn với đường nét tuyệt vời. "Họ chăm chú xem, họ thích thú và họ đặt chúng tôi làm lượng hàng lớn để làm quà tặng khi về nước", ông Xuất chia sẻ.

"Khi đã có những đơn hàng tương đối và có chút vốn liếng trong tay, tôi bắt đầu nhập những tảng đá lớn về sản xuất ra những bức tượng lớn hơn để trưng bày. Đây cũng là lúc tôi nghĩ đến việc xây dựng một thương hiệu cho mình nhằm đưa hàng hoá làng nghề cũng như cái tên làng nghề Non Nước bên chân núi Ngũ Hành Sơn đi khắp nơi nơi. Không chỉ bán hàng cho khách du lịch, tôi tìm hiểu, làm quen với các hãng lữ hành, tìm hiểu phương thức cách tiếp cận để đưa hàng ra nước ngoài. Và năm 1994, cơ sở sản xuất Xuất Ánh xuất khẩu thành công lô hàng đầu tiên sang Đức", ông Xuất không giấu được niềm vui khi kể về con đường mình đã đi.

Thời gian đó, ông Xuất đã nổi lên như một vị anh hùng của làng nghề khắc đá với thành tích là người đầu tiên đưa đá dưới chân núi Ngũ Hành Sơn đến với "trời Tây".

Không bao lâu sau, thương hiệu sản phẩm khắc từ đá của làng nghề Non Nước được lan rộng sang đến cả thị trường Mỹ, Canada, Úc... Đơn đặt hàng được chuyển đến ầm ầm. Từ cơ sở sản xuất hơn trăm mét vuông với gần chục thợ, hiện ông Xuất mở rộng ra vài hecta với số lượng hơn 300 công nhân. Doanh số bán hàng mỗi năm lại tăng theo cấp số nhân, doanh thu cũng theo đó mà tăng.

"Năm vừa rồi, tình hình kinh tế khó khăn nhưng doanh thu của chúng tôi không những không giảm mà còn tăng cao. Những năm trước, doanh thu ở mức giao động từ 8 - 10 tỷ, năm 2013, con số này tăng lên hơn chục tỷ tính riêng cho những đơn hàng xuất khẩu. Sang năm tới, với những đơn hàng hiện có và tính toán mức tiêu thụ, chúng tôi ước sẽ đạt được mức doanh thu lên tới 20 tỷ đồng", ông Xuất chia sẻ.

Người cựu chiến binh đưa đá Việt đến trời Tây
Những sản phẩm từ đá được tạo tác rất công phu

Tạc cột mốc chủ quyền đảo Trường Sa Đông

Trên con đường Trường Sa dọc theo bờ biển TP Đà Nẵng dẫn tới Hội An, khách lộ hành sẽ bắt gặp một chiếc cột mốc khổng lồ nằm sừng sững trong khuôn viên của cơ sở sản xuất đá mỹ nghệ Xuất Ánh. Đây là cột mốc chủ quyền đảo Trường Sa Đông (thuộc quần đảo Trường Sa) do chính tay nghệ nhân Trần Văn Xuất làm để tưởng nhớ và tri ân những ngày sống trong quân ngũ tại hòn đảo này.

Cột mốc cao 6 mét, rộng 1,5 mét, bốn mặt đều khắc dòng chữ lớn Đảo Trường Sa Đông, vĩ độ 080 55' 00"N, kinh độ 1120 21' 00"E. Phía dưới khắc bốn bức bằng khen cựu binh Trường Sa Trần Văn Xuất.

"Trong một buổi chiều ngồi trước cửa nhà, nhìn ra biển Đông, tôi nhớ đảo, nhớ đồng đội, từ khi xuất ngũ tôi không được gặp lại họ. Tôi quyết định xây một cây cột mốc Trường Sa Đông ở đất liền, bên bờ biển Đông để kỷ niệm những tháng ngày đó và để những ai có dịp đi qua, nhìn thấy, biết rằng tôi là một cựu binh Trường Sa, một người lính đã chiến đấu và bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc", ông tâm sự.

Không chỉ như vậy, trong quá trình mở rộng sản xuất, ông luôn ưu tiên chọn những lao động khó khăn và dạy nghề cho họ. Sau đó, cho những người thạo nghề vay vốn để họ ra riêng, tự làm, tự tạo cho mình sự nghiệp riêng.

Bên cạnh đó, người cựu chiến binh này còn là "Mạnh Thường Quân" tích cực đóng góp vào quỹ nạn nhân da cam, phòng chống lụt bão... cho địa phương và cấp học bổng cho những học sinh nghèo hiếu học.

Đặc biệt, với những trăn trở về nghề truyền thống, sản phẩm truyền thống làm bằng tay đang mai một và thay thế bằng máy móc, ông đã cưu mang nhiều thanh niên, truyền lại nghề và cấp kinh phí cho họ đi học các trường mỹ thuật để gây dựng một thế hệ hậu sinh không chỉ giỏi tay nghề mà còn có kiến thức mỹ thuật, nâng cao chất lượng và mẫu mã cho sản phẩm làng nghề Non nước.

Tố Uyên

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

推荐文章
热点阅读