【0/0.5 là kèo gì】Mạnh tay với thủ đoạn gian lận xuất xứ để nhập lậu đường

作者:La liga 来源:World Cup 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-11 10:03:55 评论数:

“Vỏ” mới,ạnhtayvớithủđoạngianlậnxuấtxứđểnhậplậuđườ0/0.5 là kèo gì đường cũ

Giữa năm 2021, Bộ Công thương đã ban hành Quyết định 1578/QĐ-BCT áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp chính thức đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan. Ngay sau đó, lượng đường Thái Lan xuất khẩu sang Việt Nam giảm mạnh. Trong 3 quý đầu năm 2021, giảm tới 67% (tương ứng giảm 686.040 tấn) so với cùng kỳ năm trước đó. Đồng thời, Việt Nam đã tụt xuống vị trí thứ 3 về thị trường xuất khẩu đường lớn nhất của Thái Lan từ vị trí thứ 2 của cùng kỳ.

Ngành mía đường Việt Nam theo đó khởi sắc dần. Một số doanh nghiệp ngành mía đường có năm tài chính bắt đầu từ ngày 1/7 năm trước và kết thúc vào 30/6 năm sau cũng có kết quả kinh doanh khả quan trong quý I niên độ 2021 - 2022 (từ 1/7/2021 đến 30/9/2021). Có thể kể đến như Công ty cổ phần Thành Thành Công - Biên Hoà - TTC Sugar (mã SBT) có lợi nhuận sau thuế đạt 195 tỷ đồng trong giai đoạn này. Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn (mã: LSS) có doanh thu và lợi nhuận sau thuế đạt 146,4 tỷ đồng và 33,5 tỷ đồng, tăng lần lượt 34,7% và 129,4% so với cùng kỳ niên độ 2020 - 2021.

Mạnh tay với thủ đoạn gian lận xuất xứ để nhập lậu đường
Nguồn: Tổng cục Hải quan Đồ họa: Hồng Vân

Vậy nhưng, “cuộc vui ngắn chẳng tày gang”, sau một thời gian tính toán, các đối tượng gian lận để nhập lậu đường Thái Lan vào Việt Nam đã hoạt động trở lại. Ngoài nhập lậu qua biên giới, thủ đoạn phổ biến nhất được sử dụng là gian lận xuất xứ của các nước thành viên khác trong ASEAN, nói cách khác vẫn là đường Thái Lan nhưng khoác lên mình chiếc “vỏ” mới.

Dữ liệu xuất khẩu đường do Thái Lan công bố cho thấy, lượng đường xuất khẩu từ Thái Lan sang Campuchia và Lào gia tăng rất mạnh trong quý I/2022. Cụ thể, Campuchia đã nhập 163.821 tấn, tăng 25%; Lào nhập khẩu 112.251 tấn, tăng đến mức 172% so với cùng kỳ năm 2021. Lượng đường nhập khẩu từ Thái Lan vào Lào trong 3 tháng đầu năm 2022 gần bằng với mức nhập khẩu cả năm 2021. Theo đánh giá của Tổng cục Hải quan, đây là dấu hiệu gian lận được nhận diện tập trung vào gian lận xuất xứ để lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại. Đường nhập khẩu chủ yếu có nguồn gốc từ Thái Lan nhưng được các doanh nghiệp nhập khẩu vào các nước Campuchia, Myanmar, Lào, Indonesia, Malaysia để thực hiện một số công đoạn đơn giản (thay đổi bao bì, nhãn mác, đóng gói lại) và lấy xuất xứ từ các quốc gia này trước khi nhập khẩu vào Việt Nam, nhằm lẩn tránh thuế nhập khẩu chống bán phá giá, theo các quyết định của Bộ Công thương. Ngoài ra cơ quan quản lý cũng phát hiện dấu hiệu gian lận về giá tính thuế, hay dấu hiệu bất thường về lượng đường nhập khẩu từ Indonesia, Myanmar, Lào và Malaysia.

Các lực lượng chức năng đã triển khai nhiều giải pháp để kiểm soát đường mía nhập khẩu. Trong đó, cơ quan hải quan đã tăng cường kiểm soát về xuất xứ đường nhập khẩu, tiến hành xác minh Giấy chứng nhận hàng hoá xuất nhập khẩu trong khối ASEAN (C/O mẫu D) với cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu để kiểm tra xuất xứ thực tế đường nhập khẩu…

Triển khai các giải pháp mạnh hơn

Để tăng cường quản lý đối với mặt hàng đường mía, ngăn chặn tình trạng buôn lậu, lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại, mới đây, Tổng cục Hải quan đã trình Bộ Tài chính báo cáo, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành tiếp tục tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với mặt hàng đường. Trong đó, Bộ Tài chính chỉ đạo cơ quan hải quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại đối với đường nhập khẩu qua biên giới thuộc địa bàn hoạt động hải quan.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng kiến nghị Bộ Công thương sớm kết thúc điều tra vụ lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại để răn đe, ngăn chặn mặt hàng đường Thái Lan nhập khẩu vào Việt Nam thông qua các thị trường khác, theo các hiệp định thương mại tự do khác để được áp các mức thuế suất thuế ưu đãi thấp hơn.

Đặc biệt, Bộ Tài chính đề xuất triển khai dán tem điện tử truy xuất nguồn gốc mặt hàng đường. Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (là bộ quản lý ngành, lĩnh vực đối với mặt hàng đường) chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), Bộ Khoa học và công nghệ, Bộ Công thương và các cơ quan liên quan nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ triển khai áp dụng tem điện tử truy xuất nguồn gốc đối với mặt hàng đường mía và xây dựng thông tư hướng dẫn việc áp dụng tem điện tử truy xuất nguồn gốc đối với mặt hàng đường mía sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đồng thời UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành và các cơ quan liên quan triển khai hoạt động truy xuất nguồn gốc mặt hàng đường tại địa phương.

Đường nhập khẩu từ ASEAN chiếm lĩnh thị trường

Từ nửa cuối tháng 4/2022, Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã lên tiếng về vấn đề đường nhập lậu và đường nhập khẩu lại đang “chặn cửa” đường mía trong nước. Việc đường nhập từ các nước ASEAN ngày càng nhiều và hoàn toàn chiếm lĩnh thị trường với xu thế giá rẻ hơn giá thành đường từ mía, khiến cho đường sản xuất từ mía trong nước không thể tiêu thụ. Sự bế tắc đầu ra đang đe dọa nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng mía đường và cùng với tình trạng các vật tư nông nghiệp tăng giá đã khiến cho nỗ lực phục hồi vùng nguyên liệu mía của ngành đường Việt Nam gặp nhiều trở ngại.