【trận đấu brentford gặp west ham】Gắn kết giá trị văn hóa giúp kích cầu tiêu thụ sản phẩm vùng cao
Kết nối thị trường tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Nhiều điểm cần cải thiện để nâng cao năng lực xuất khẩu cho sản phẩm OCOP Cổng thông tin về sản phẩm trái cây và gia vị Việt Nam góp phần nâng cao năng lực xuất khẩu |
Gắn kết giá trị văn hóa giúp việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi dễ dàng hơn. |
Những năm gần đây, việc phát triển và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được các cấp, các ngành quan tâm, đặc biệt tại các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Hiện nay đã xuất hiện các doanh nghiệp, tổ chức xã hội phối hợp cùng các địa phương có các chương trình, tổ chức các hoạt động sản xuất, kinh doanh tạo ra các sản phẩm gắn với các giá trị văn hóa của đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi, qua đó hình thành các sản phẩm đặc sắc, khác biệt của bà con.
Tại Tọa đàm “Khai thác giá trị văn hoá, phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” do Tạp chí Công Thương tổ chức, ngày 29/9, bà Bế Hồng Vân, Phó Vụ trưởng, Vụ Chính sách dân tộc (Ủy ban dân tộc) cho biết, đến nay đã tổ chức được 445 mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị và 402 mô hình phát triển sản xuất cộng đồng; tạo được 249 mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và tổ chức được 52 sự kiện kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng như các sự kiện lễ hội gắn với thương mại với du lịch; sự kiện quảng bá tiêu thụ sản phẩm của đồng bào…
Là doanh nghiệp xã hội, đã có nhiều hoạt động hỗ trợ phát triển sản phẩm hàng hóa cho bà con vùng cao, bà Trần Tuyết Lan, Giám đốc Công ty Cổ phần Doanh nghiệp Xã hội Craft Link, Craft Link đã tiến hành rất nhiều dự án ở cả nước cho nhiều nhóm dân tộc thiểu số. Qua đó tập huấn và hỗ trợ cho bà con tăng thêm nội lực, để sử dụng chính những đặc trưng văn hoá truyền thống đưa vào các sản phẩm, giới thiệu, quảng bá ra thị trường, từ đó tăng thêm thu nhập.
Đại diện Craft Link cho biết, một trong những dự án Craft Link đã triển khai là phối hợp với UNDCP (Chương trình Kiểm soát ma tuý của Liên Hợp Quốc) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xóa bỏ cây thuốc phiện, đồng thời thay thế thu nhập từ thuốc phiện bằng thu nhập từ sản xuất và tiêu thụ hàng thủ công truyền thống.
Đại diện Craft Link cũng nhấn mạnh, mỗi năm đều tổ chức hội chợ hàng thủ công truyền thống và mời các nhóm tham gia để trực tiếp giao lưu với công chúng và khách hàng. Thông qua quá trình đó, họ không chỉ giới thiệu được nền văn hóa truyền thống mà còn học hỏi từ khách hàng và công chúng về nhu cầu của thị trường và xu hướng của thị trường.
Ở góc độ cơ quan quản lý, bà Bế Hồng Vân cho rằng, có 5 yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thành công trong việc khai thác các giá trị văn hoá trong phát triển sản phẩm của bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi gồm: nội lực, tiếp cận kỹ thuật, khai thác tri thức địa phương thông qua việc phát triển sản phẩm, sự kết nối, truyền thống văn hoá.
Để thúc đẩy phát triển các sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi mang đậm giá trị văn hóa dân tộc, bà Bế Hồng Vân nhấn mạnh, trong thời gian tới, cần tạo một môi trường kết nối các đối tác tham gia vào liên kết chuỗi giá trị gồm cơ quan chính quyền, đó là đại diện cho cơ chế, chính sách. Các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội cũng như các chuyên gia phải góp phần vào việc trợ giúp nghiên cứu cũng như phát triển sản phẩm, dịch vụ và mở rộng thị trường.
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/758b298800.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。