Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử: Thiếu vật liệu,ếuhụtnguyênliệungànhđiệntửgỡkhótừđâtrực tiếp bóng đá hôm nay và ngày mai linh kiện Ngành điện tử: Còn nhiều dư địa tăng trưởng xuất khẩu Ngành điện tử: Tỷ lệ nội địa hóa thấp |
Ngành điện tử thiếu hụt nguyên liệu trầm trọng
Thống kê từ Bộ Công Thương cho thấy, 88,8% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam trong 6 tháng năm 2022 là nhóm hàng cần nhập khẩu (nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất trong nước) với kim ngạch đạt 164,5 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2021 (cùng kỳ tăng 35,6%). Trong đó, kim ngạch nhập khẩu máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện cao nhất, đạt 42,7 tỷ USD, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 22,9%).
Doanh nghiệp điện tử đối mặt với thiếu hụt nguyên liệu sản xuất |
Điều này cho thấy nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu của doanh nghiệp điện tử đang tăng mạnh, song vấn đề lớn nhất hiện nay là đối mặt tình trạng khan hiếm, thiếu hụt.
Bà Đỗ Thị Thúy Hương, Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam, cho biết: tình trạng thiếu hụt linh kiện nguyên vật liệu, chất bán dẫn đã xảy ra từ đầu năm 2020 khi đại dịch Covid-19 xuất hiện.
Hiện chip nhớ đang là vấn đề lớn đối với các ngành sản xuất điện tử trên toàn cầu, nhu cầu về chất bán dẫn đã tăng lên trong những năm gần đây khi mà cuộc sống phụ thuộc nhiều vào các thiết bị điện tử hơn. Ảnh hưởng của việc thiếu hụt chip đến các ngành như sản xuất điện thoại, máy giặt, ô tô hay máy tính là rất lớn nhất kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu. Dự kiến, tình trạng thiếu hụt chip sẽ tiếp tục kéo dài đến năm 2024.
"Trong thời gian qua ,các doanh nghiệp điện tử điện tử Việt Nam chịu tác động lớn do cầu sụt giảm, các tập đoàn điện tử đa quốc gia không còn đẩy mạnh phát triển dòng sản phẩm cao cấp, thay vào đó duy trì sản xuất sản phẩm ở phân khúc trung bình. Dẫn tới, doanh nghiệp điện tử Việt Nam bị ảnh hưởng doanh thu và lợi nhuận. Đến nay, nhu cầu dần phục hồi, đơn hàng dự kiến tăng mạnh vào cuối năm nhưng nguy cơ thiếu nguyên liệu lại đang hiện hữu", đại diện lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam bày tỏ lo ngại.
Đại diện một hãng sản xuất xe ô tô cho hay, "cơn sốt" của khủng hoảng linh kiện chưa hết nóng khiến việc thiếu chip, linh kiện công nghệ cao vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến khả năng cung ứng sản phẩm, nhiều mẫu xe ở tình trạng cầu vượt quá cung, thậm chí nhiều đại lý không có đủ xe để bán và thông báo tạm ngừng nhận đơn hàng.
Chủ động nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước
Theo Bộ Công Thương, sản xuất công nghiệp trong quý II/2022 tăng trưởng khá do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được duy trì và đang dần phục hồi, tốc độ, giá trị tăng thêm ước đạt 9,87% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 6 tháng năm 2022, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 8,48% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,66%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 6,1%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,51%; ngành khai khoáng tăng 2,28%.
Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp cũng đối mặt với tình trạng giá nhiên vật liệu trên thế giới tăng đã tạo áp lực rất lớn đến chi phí sản xuất của các doanh nghiệp. Ngoài ra, việc Trung Quốc tiếp tục theo đuổi chiến lược “Zero Covid” kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt đã dẫn đến việc chuỗi cung ứng bị gián đoạn.
Ở góc độ doanh nghiệp đại diện cho ngành điện tử, bà Đỗ Thị Thúy Hương kiến nghị, Chính phủ cần chỉ đạo tháo gỡ khó khăn để các doanh nghiệp kịp thời tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Hiện nay, hầu như rất ít doanh nghiệp trong ngành được vay vốn ưu đãi, đồng thời nghiên cứu giảm thêm thuế giá trị giá tăng hỗ trợ doanh nghiệp và người dân.
Vừa qua, Chính phủ đã giảm thuế giá trị giá tăng, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân từ 10% xuống 8% nhưng đại diện lãnh đạo Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam đánh giá mức giảm này còn thấp so với kỳ vọng doanh nghiệp.
Dự báo giá nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu là đầu vào của sản xuất tiếp tục giữ ở mức cao. Vì vậy, Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp cần chủ động nguồn cung ứng nguyên liệu, đánh giá để có các phương án vận hành ổn định, hiệu quả, tối ưu công suất nhà máy; đảm bảo nguồn cung nhiên liệu không bị gián đoạn.
Để khắc phục tình trạng này, Bộ Công Thương cho rằng cần tích cực phối hợp, chia sẻ thông tin, nguồn lực, thị trường, sử dụng tối đa nguồn lực của từng đơn vị dịch vụ; phát huy nội lực, tăng cường và ưu tiên sử dụng các dịch vụ của nhau để thúc đẩy phát triển sản xuất, tiêu dùng nội địa.
Đại diện lãnh đạo Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho rằng, các doanh nghiệp cần có giải pháp lâu dài để phát triển một số ngành công nghiệp vật liệu cơ bản quan trọng để khắc phục sự phụ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu, linh phụ kiện đầu vào nhập khẩu. Trong đó tập trung vào việc hỗ trợ nâng cao năng lực các doanh nghiệp thông qua các giải pháp hỗ trợ về tín dụng, nguồn nhân lực, đổi mới sáng tạo và phát triển thị trường cũng như các ưu đãi về thuế và đất đai...
“Doanh nghiệp trong ngành cần đẩy mạnh hơn nữa đầu tư, nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, cân nhắc giữa bài toán kinh tế và sự phát triển ổn định, bền vững trong đa dạng hóa và tìm thị trường nhập khẩu mới. Từ đó, chủ động giảm bớt tỷ lệ phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu”- đại diện lãnh đạo Cục Công nghiệp nêu giải pháp.
Liên quan đến nội dung này, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, Việt Nam cần những doanh nghiệp quy mô tầm trung tham gia vào hoạt động sản xuất các nguyên vật liệu, để gia tăng sức cạnh tranh cho các ngành công nghiệp mũi nhọn, thay vì phụ thuộc nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc. “Bài học thành công từ phát triển công nghiệp của Hàn Quốc là do họ học hỏi các nước đi trước, sau đó vận dụng để phát triển doanh nghiệp công nghiệp của mình”- chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan phân tích.