Đợt thay đổi danh mục lần này có nhiều xáo trộn lớn,ứngkhoántuầnThịtrườngchịutácđộngtừtáicơcấuhaiquỹkq bong da ý không phải từ việc thêm mã này, bỏ mã kia, mà là các cổ phiếu được thêm mới có tỷ trọng rất cao. Cụ thể, VHM sẽ chiếm 15% tỷ trọng danh mục của quỹ FTSE, GEX chiếm 1,39%. VHM chiếm 8% trong V.N.M. Trong khi đó nguồn vốn phân bổ cho thị trường Việt Nam không thay đổi nhiều.
Điều đó dẫn đến kết quả tất yếu là các quỹ ETF sẽ phải bán ra rất nhiều cổ phiếu đang sở hữu trong danh mục để lấy tiền mua các mã mới. Theo các ước tính từ các công ty chứng khoán thì VHM sẽ được cả hai quỹ mua tầm 16 triệu cổ phiếu, GEX được mua khoảng 3 triệu cổ phiếu. Toàn bộ các cổ phiếu còn lại sẽ bị bán ròng nếu tính chung giao dịch của cả hai quỹ này.
Hoạt động đầu cơ ăn theo giao dịch tái cơ cấu lần này có vẻ không thật sự hiệu quả. VHM sau khi có tin lọt vào quỹ FTSE chỉ tăng 3 phiên rồi rơi xuống còn sâu hơn cả mức giá trước khi có tin. GEX khá hơn, được đầu cơ khoảng một tuần trước và sau khi thông tin chính thức xuất hiện. Sau đó giá cũng đã giảm trở lại gần 7% kể từ đỉnh.
VHM được cả hai quỹ mua và khối lượng mua rất lớn. Trong khi đó thanh khoản bình quân hàng tuần của mã này chỉ trên dưới 600.000 cổ phiếu/phiên. Điều này gợi nhớ tới các lần giao dịch trước, khi các quỹ phải mua những cổ phiếu thanh khoản thấp và phương thức được lựa chọn là thỏa thuận. VHM thanh khoản hàng ngày không cao nhưng không có nghĩa là thiếu cổ phiếu để mua.
VHM cũng là cổ phiếu đang có vốn hóa lớn thứ hai thị trường sau VIC. Đã có quan điểm trông đợi đợt mua này sẽ đẩy giá VHM lên và giúp cho VN-Index tăng. Thế nhưng nếu giao dịch thỏa thuận được thực hiện, sẽ không có đợt tăng nào cả vì cũng không còn mấy người thực hiện đầu cơ ăn theo nữa.
Thực tế, điều đáng lo ngại hơn chính là áp lực bán ra từ đợt tái cơ cấu này. VHM và GEX được thêm vào khó có thể làm thay đổi tình hình, với quy mô bán ra sẽ rất lớn. Theo ước tính sơ bộ thì quỹ V.N.M có mua thêm ở một số cổ phiếu như VNM, VRE, HPG, nhưng tổng hợp cả giao dịch của quỹ FTSE thì tất cả đều bị bán ròng lớn.
Chẳng hạn VNM dự kiến được quỹ V.N.M mua gần 300.000 đơn vị thì quỹ FTSE bán VNM khối lượng gấp đôi; VRE dự kiến được mua hơn 500.000 cổ phiếu thì bị bán 5,4 triệu; HPG cũng được mua hơn 500.000 cổ phiếu thì bị bán gần 4,8 triệu cổ... Các mã lớn khác như VIC, MSN, VCB, PLX... cũng bị bán rất lớn từ cả hai quỹ.
Tổng thể đợt tái cơ cấu lần này, khối lượng cổ phiếu bị bán ra rất lớn và đều là các blue-chips vốn hóa hàng đầu. Điều này sẽ tác động mạnh đến thị trường cũng như tới chỉ số. Thông thường ở ngày giao dịch cuối cùng vào thứ Sáu, sẽ xuất hiện các lệnh mua đối ứng để cân bằng lại. Tuy nhiên mức độ cân bằng có đủ để giữ giá hay không lại là chuyện khác.
Thêm nữa, việc mua đối ứng khối lượng lớn như vậy cần một lượng tiền rất lớn. Nếu khả năng vốn không tăng lên thì cách duy nhất là nhà đầu tư thực hiện bán trước để rồi mua lại với giá rẻ hơn. Do đó thị trường có khả năng chịu tác động sớm từ những ngày đầu tuần.
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần
Mã CK
Giá đóng cửa ngày 14/9
Giá đóng cửa ngày 7/9
Mức giảm (%)
Mã CK
Giá đóng cửa ngày 14/9
Giá đóng cửa ngày 7/9
Mức tăng (%)
KAC
9.15
11.3
-19.03
DTT
14.45
10.95
31.96
SC5
28.15
32.5
-13.38
TMT
9.29
7.14
30.11
OGC
2.84
3.18
-10.69
HVG
5.05
3.89
29.82
CRE
42.7
47.2
-9.53
SMA
14.7
11.35
29.52
SBV
22.05
24
-8.13
TIE
8.87
7.1
24.93
RIC
6.62
7.18
-7.8
BCG
7.25
6
20.83
CMV
13.75
14.85
-7.41
GMC
35
29.2
19.86
HAS
7.35
7.91
-7.08
APG
5.96
5.1
16.86
AGF
4
4.3
-6.98
CMX
5.91
5.11
15.66
LGC
26.85
28.85
-6.93
KSH
2.15
1.88
14.36
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần
Mã CK
Giá đóng cửa ngày 14/9
Giá đóng cửa ngày 7/9
Mức giảm (%)
Mã CK
Giá đóng cửa ngày 14/9
Giá đóng cửa ngày 7/9
Mức tăng (%)
SRA
43.4
62.6
-30.67
SCJ
3.6
2.6
38.46
BED
35.6
44.8
-20.54
PCN
3.7
2.7
37.04
API
20.6
24
-14.17
PVB
21.7
16.7
29.94
AAV
14.3
16.6
-13.86
APP
6.3
4.9
28.57
ASA
0.7
0.8
-12.5
PCT
8.8
7
25.71
HHP
11.3
12.8
-11.72
KSK
0.5
0.4
25
INC
5.4
6.1
-11.48
BKC
8.6
7
22.86
SGO
0.8
0.9
-11.11
BII
1.1
0.9
22.22
UNI
6.7
7.5
-10.67
HHC
99.4
82.2
20.92
IDJ
2.6
2.9
-10.34
CTP
5.1
4.3
18.6
Trong 3 phiên giao dịch cuối tuần trước, thị trường đã không thể bứt phá được và các blue-chips cứ tăng lên là gặp lượng bán ra lớn trong buổi chiều. Đó có thể là dấu hiệu của hoạt động bán sớm nhằm thu xếp vốn mua lại vào dịp tái cơ cấu này. Một kết quả dễ thấy là nếu các quỹ ETF bán ra nhiều thì giá sẽ giảm. Chỉ cần giá giảm 3-5% thì việc bán đi rồi mua lại cũng đem về kết quả khá tốt trong vài ngày.
Cuối tuần cũng xuất hiện thêm một thông tin bất lợi là Mỹ có thể sẽ áp thuế lên 200 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Đợt lấy ý kiến đã kết thúc từ ngày 6/9 nhưng tuần qua vẫn chưa thấy động tĩnh gì. Không ít nhà đầu tư cho rằng việc lấy ý kiến chỉ là hình thức đe dọa xuông. Đó cũng là động lực để thị trường có 2 phiên tăng mạnh. Thế nhưng nếu việc đánh thuế vẫn xảy ra thì có thể tạo nên cú sốc nhất định, vì điều đó khẳng định căng thẳng thương mại sẽ leo thang lên một mức mới.
Tiến trình đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn đang diễn ra và chưa có kết quả cụ thể. Chiến lược gây sức ép vẫn thường được Mỹ áp dụng và việc đàm phán không làm chậm chiến lược này, thậm chí còn tạo ra thời điểm thuận lợi để tiến hành. Đó là chưa kể tới kỳ họp tháng 9 của Cục Dự trữ liên bang Mỹ sẽ tiến hành vào ngày 25-26 tới và lãi suất có thể được điều chỉnh tăng.
Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua
Ngày
Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng)
Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng)
Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng)
4.9.2018
4,373.7
279.2
265.9
5.9.2018
4,294.5
295.8
460.5
6.9.2018
3,508.1
289.4
355.6
7.9.2018
3,632.2
400.8
302.0
10.9.2018
3,373.1
457.4
367.1
11.9.2018
4,084.1
706.0
349.6
12.9.2018
4,392.3
522.7
381.4
13.9.2018
3,933.0
352.1
341.0
14.9.2018
4,118.4
510.2
382.4
Trọng Nghĩa
顶: 766踩: 565
【kq bong da ý】Chứng khoán tuần: Thị trường chịu tác động từ tái cơ cấu hai quỹ ETF
人参与 | 时间:2025-01-25 00:05:11
相关文章
- Những chế độ hưu trí thay đổi từ năm 2025 cần lưu ý
- Party chief emphasises role of personnel in upholding revolution
- Remains of US servicemen repatriated
- Former police officer sentenced for espionage
- Trà Vinh: GRDP bình quân năm 2024 ước đạt hơn 94 triệu đồng/người
- PM orders enhanced cabinet
- PM: Breakthrough institutions needed for special administrative
- PM visits int’l science and education centre in Bình Định
- Bộ Công Thương bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Pháp chế
- State Bank leads in administrative reforms; health ministry lags behind: Report
评论专区