您现在的位置是:Thể thao >>正文

【soi kèo girona】Nặng lòng với bệnh nhân tâm thần

Thể thao984人已围观

简介Ông Chung chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân“Duyên nợ”Nguyễn Viết Chung từng là trinh sát đặc công (C20 ...

Ông Chung chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân

“Duyên nợ”

Nguyễn Viết Chung từng là trinh sát đặc công (C20 Sư đoàn 342). Ra quân,ặnglòngvớibệnhnhântâmthầsoi kèo girona anh Chung về làm quản trang tại Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn. Năm 1986, khi Trung tâm Bảo trợ xã hội Thừa Thiên Huế (trung tâm) thành lập, anh chuyển vào đây công tác. Công việc của anh Chung lúc đó là làm bảo vệ, quản lý bệnh nhân, vậy là thành “duyên nợ”.

Ông Chung kể: “Một lần, bệnh nhân nam tên L, quê ở tỉnh Quảng Bình trốn về địa phương. Bệnh nhân này người cao to, trước khi phát bệnh làm thợ đóng thuyền. Khi lên cơn, L. rất hung dữ, có thể gây hại người xung quanh. Nhận thông tin từ gia đình, ông L. đang có mặt tại địa phương, lãnh đạo trung tâm giao tôi ra Quảng Bình đưa bệnh nhân vào. Vừa thấy mặt tôi và đồng chí công an, ông L. cầm dao leo lên nóc nhà, la hét “Đứa mô lên đây, tau chặt”. Kiên nhẫn dỗ ngọt mãi, bệnh nhân mới chịu leo xuống. Lúc đó trời đã tối, không còn xe đò vào Huế nên phải đưa ông L. đến trụ sở công an huyện ở tạm một đêm. Không ngờ khi mới bước chân vào phòng, ông ta bất ngờ chụp cái tủ nhỏ bằng gỗ nhắm vào đầu đồng chí công an. Cũng may tôi kịp đẩy đồng chí ấy ra, đồng thời đỡ được chiếc tủ, khống chế người bệnh đang lên cơn. Sáng hôm sau, khi đưa bệnh nhân lên xe đò, khách trên xe sợ hãi nhảy xuống hết. Chúng tôi phải giải thích hết nhẽ, cam kết không để người bệnh gây hại đến ai và đành trói chặt chân ông L. vào ghế trong cùng. Tôi ngồi sát bên kèm khư khư. Lúc đó, tài xế và hành khách mới thông cảm và tạm yên tâm bắt đầu hành trình”.

Chính từ những lần đi “kiếm” bệnh nhân về như vậy, người bảo vệ cứ nặng trĩu nỗi thương. Không nặng lòng sao được khi có những tổ ấm trở nên lạnh lẽo, “tan đàn xẻ nghé” vì chồng bệnh, vợ tự “giải thoát” bằng cách bỏ đi. Hoặc vợ bệnh, chồng “ở ngoài” lấy vợ khác. Bệnh nhân chỉ còn trung tâm là nhà và họ chỉ được những bảo vệ, y tá, hộ lý... chăm sóc, nâng đỡ. Điều đó là “sợi dây duyên nợ” nối ông Chung, các cán bộ trung tâm với những phận người kém may mắn.

Một tấm lòng

Thời gian đầu trung tâm mới thành lập, lực lượng cán bộ mỏng nên vẫn xảy ra tình trạng một số bệnh nhân bỏ trốn. Nhận nhiệm vụ, ông Chung ngược xuôi đi “kiếm”. Gần thì Phú Lộc, Hương Trà, Quảng Điền..., xa thì Đà Nẵng, Quảng Bình, Quảng Trị. Gần thì gò lưng đạp xe đạp. Xa thì đi xe đò. Có khi phải “ăn bờ ngủ bụi”, vất vả trăm bề. Nhưng nghĩ đến bệnh nhân còn “ở ngoài” ngày nào, lòng không yên ngày đó. Bệnh nhân không đủ thuốc men lúc lên cơn có thể gây hại đến người xung quanh hoặc khi lang thang, bản thân họ bị đói, bị rét, và dễ bị tai nạn. Bệnh nhân nữ có thể bị xâm hại. Vậy nên, bằng mọi cách đưa bệnh nhân nhanh chóng trở lại để được chăm sóc điều trị đầy đủ thuốc men luôn là sự thúc giục mỗi khi ông Nguyễn Viết Chung nhận nhiệm vụ.

Lần thứ hai bệnh nhân L. trốn về địa phương là vào mùa mưa lũ, nhiều ngôi nhà chìm trong nước, chỉ còn nhô nóc. Khi ông Chung tìm đến nhà người em ruột ông L. (vợ ông L. bỏ đi, gia đình này nuôi đứa cháu mới 6 tuổi), bệnh nhân chụp đứa con, dọa sẽ liệng xuống nước. Lại kiên nhẫn dỗ dành. Bệnh nhân L. đồng ý trở vào Huế nhưng phải cùng đi với con. Trong cảnh đó, ông Chung gật đầu, thuê ghe chở ba người ra đường quốc lộ, để “bắt” xe đò. Sau khi bệnh nhân vào lại trung tâm, vợ chồng ông Chung (vợ ông Chung là cấp dưỡng của trung tâm) chăm sóc đứa trẻ tại nhà mình hơn tháng trời, cho đến lúc em ông L. thu xếp vào Huế đưa cháu về. “Trong thời gian đó, vợ chồng tôi thường chở cháu đi chơi, cố gắng bù đắp cho cháu được điều gì hay điều đó, bởi hoàn cảnh của cháu đáng thương quá. Còn cha còn mẹ trên đời nhưng phải sống phận trẻ mồ côi”- ông Chung ngậm ngùi.

Biết đến ngày tuổi càng cao sức khỏe khó có thể đáp ứng công việc bảo vệ, nhưng đã “lỡ” thương, nên ông Chung quyết tâm ngày đi làm đêm đi học để được trang bị kiến thức, chăm sóc bệnh nhân tốt hơn. Lần lượt, ông lấy bằng cấp III, bằng sơ cấp y, trung cấp y, bằng C tiếng Anh, bằng B vi tính và bằng cử nhân Luật, được bổ nhiệm Phó phòng rồi Trưởng phòng Y tế.

Bệnh nhân V. (quê Quảng Trị, là bộ đội xuất ngũ), sau khi từ một chuyến tàu xuống ga Huế, lên cơn hoang tưởng, đi bộ đến cầu đường sắt Bạch Hổ, xô hai nữ sinh xuống sông Hương khiến một nạn nhân thiệt mạng. Vụ án hình sự “đóng lại” vì V. bị bệnh tâm thần, mất năng lực hành vi. Sau khi điều trị tại trung tâm một thời gian, thấy bệnh V. ổn định, gia đình xin cho V. về. Đáng buồn, khi về Vĩnh Long (quê vợ), vợ V. nghe theo “lời ra tiếng vào” của người thân, quyết dứt áo với người chồng “nguy hiểm”, thuốc men lại không đầy đủ khiến có lúc V. trở bệnh. Tìm ra Huế, V. đến trung tâm xin vào điều trị. Nhưng theo quy định, bệnh nhân đã làm thủ tục về hẳn thì không thể “xin ngang” trở vào được. “Vẫn biết nếu V. lên cơn có thể gây nguy hiểm, nhưng thương một số phận bơ vơ, không nhà cửa, không vợ con. Ở quê nhà, mẹ V. đã mất, cha già yếu. Vợ chồng tôi đưa V. về nhà nuôi gần 3 tháng. Gần đây nhất, một bệnh nhân nữ (sinh năm 1991) được đưa đến trong tình trạng đang mang thai. Trung tâm mời đại diện địa phương đến để “trả”, nhưng nan giải là cha bệnh nhân cũng bị tâm thần, mẹ đã chết, nếu “ra ngoài” chẳng có ai quản lý, chăm sóc. Thương cảm, vợ chồng ông Chung chở nhau đi 7, 8 ngôi chùa nhờ các sư cô. Một sư cô trụ trì đã đón bệnh nhân về. Sau khi sinh con, đứa trẻ được nhà chùa nuôi dưỡng. Nữ bệnh nhân trở lại trung tâm điều trị. “Tôi thật sự yên lòng vì đã góp phần dù nhỏ, giúp V., có ngôi nhà bình yên. Với họ, cán bộ trung tâm là người thân nhất”- ông Chung bộc bạch.

Bài, ảnh: Quỳnh Anh

Tags:

相关文章