Đâu là điểm khác biệt của bộ chỉ số FTA Index trong việc đánh giá hội nhập kinh tế?êngiaquothiếnkếquotđểFTAIndexgiúpdoanhnghiệpđịaphươnghộinhậphiệuquảbong88 soi kèo Triển khai hiệu quả bộ chỉ số FTA Index: Đâu là 'điểm nghẽn'? |
Thời gian qua, việc tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, UKVFTA… đã mở ra nhiều cơ hội để Việt Nam tăng trưởng và đa dạng hoá thị trường xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài. Qua đó, mang lại những tác động tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội cả nước nói chung, của từng địa phương nói riêng.
Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thấy, công tác thực thi và tận dụng các FTA còn chưa đồng đều giữa các địa phương. Điều đó đòi hỏi cần có sự đo lường, đánh giá và những giải pháp mạnh mẽ hơn nữa từ các cơ quan quản lý thực thi FTA của trung ương và địa phương cũng như những đột phá trong tư duy hành động để có thể gia tăng hơn nữa cơ hội từ các FTA mang lại.
Từ năm 2022, trên cơ sở các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương đã triển khai xây dựng Đề án Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các FTA (FTA Index). Hiện tại, FTA Index đang trong quá trình hoàn thiện với mục tiêu sẵn sàng công bố trong thời gian sớm nhất. Trước mắt, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu là hoàn thành báo cáo kết quả xây dựng Bộ Chỉ số và trình lên Thủ tướng Chính phủ xem xét.
Phóng viên Báo Công Thương đã có buổi trao đổi với TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng, Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh để làm rõ vấn đề về tính khoa học, pháp lý và dự báo những hàm ý chính sách sau khi có kết quả công bố FTA Index.
TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh |
Là chuyên gia tham vấn quá trình Bộ Công Thương xây dựng triển khai Bộ chỉ số FTA Index từ những bước đầu, xin ông chia sẻ cảm nhận của mình về ý nghĩa cũng như cách thức triển khai Bộ chỉ số FTA Index? Hiệu quả của bộ chỉ số này đối với việc thực hiện FTA tại các địa phương khi được chính thức vận hành?
Bộ chỉ số FTA Index là một công cụ quan trọng, bổ sung vào hệ thống các bộ chỉ số đã có, giúp cung cấp một góc nhìn toàn diện về tiến trình phát triển, cải cách và thích ứng của các bên liên quan, đặc biệt là doanh nghiệp, trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Với ý nghĩa lớn, bộ chỉ số này không chỉ giúp các địa phương soi chiếu, đánh giá thực trạng mà còn tạo điều kiện học hỏi từ những nơi khác, từ đó thúc đẩy sự cải thiện và đổi mới. Bên cạnh đó, nó cho phép phân tích cụ thể từng khía cạnh, giúp các bên nhận diện điểm mạnh, điểm yếu và tìm ra những giải pháp phù hợp.
Sự ra đời của FTA Index cũng mang đến một công cụ để doanh nghiệp, chính quyền địa phương và cả cơ quan Trung ương đánh giá mức độ tận dụng cơ hội từ các cam kết quốc tế. Điều này góp phần hỗ trợ cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh và thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Nhìn rộng hơn, FTA Index phản ánh mục tiêu hội nhập không chỉ để thực thi cam kết mà còn để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống và xây dựng một môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp nội địa lẫn doanh nghiệp FDI. Qua đó, các mục tiêu quan trọng như mở rộng thương mại, thu hút đầu tư, thúc đẩy cải cách thể chế và đổi mới mô hình tăng trưởng đều được hỗ trợ.
Điều này cho thấy, bộ chỉ số không chỉ là công cụ đánh giá mà còn là động lực khuyến khích các địa phương và doanh nghiệp vượt lên, không chỉ đáp ứng cam kết mà còn dẫn đầu xu thế. Đây chính là tinh thần cần thiết trong giai đoạn hội nhập hiện nay.
Ở khía cạnh kỹ thuật, các phương pháp tiếp cận tiêu chí khảo sát cần được triển khai như thế nào? Tập trung chú trọng vào tiêu chí nào để FTA Index có thể làm tròn sứ mệnh, thay đổi toàn diện thực thi FTA, thưa ông?
Việc xây dựng bộ chỉ số phản ánh sự chuyển biến căn bản trong cách điều hành và xây dựng chính sách, đặc biệt nhấn mạnh yếu tố "làm gì cũng phải đo lường được". Bộ chỉ số này không phải là giải pháp toàn diện để xử lý mọi vấn đề, nhưng là công cụ hữu ích giúp nhận diện những điểm cần cải thiện nhằm tận dụng hiệu quả các FTA.
Trước tiên, bộ chỉ số này giúp đo lường cụ thể, từ việc xác định chúng ta đang ở đâu, đạt được gì so với các đối tác, đến việc tìm ra hướng hoàn thiện. Phương pháp đo lường phải vừa tin cậy vừa có ý nghĩa, đảm bảo các mục tiêu như cải cách, thu hút đầu tư và thúc đẩy phát triển bền vững.
Về kỹ thuật, cần đảm bảo các yếu tố như ngẫu nhiên, đại diện, kiểm soát khác biệt giữa các tỉnh thành, và xác định yếu tố tác động quyết định nhất. Công cụ như kinh tế lượng được sử dụng để đánh giá tác động và hướng đến tập trung nguồn lực hiệu quả nhất.
Ngoài ra, khi nhìn vào bộ chỉ số này, cần xem xét nó trong tổng thể các bộ chỉ số khác để có cái nhìn toàn diện hơn, từ đó thúc đẩy cải cách trong nước và hội nhập quốc tế. Cuối cùng, mục tiêu cốt lõi của bộ chỉ số là lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, đảm bảo các chính sách mang lại giá trị thiết thực cho cuộc sống và hoạt động kinh doanh.
Để FTA Index làm tốt được vai trò là động lực chính giúp cho doanh nghiệp cũng như là địa phương chuyển mình thay đổi cách tiếp cận cũng như cách thực thi hiệu quả các FTA thì chúng ta cần phải chú trọng vào những nội dung hay là tiêu chí đánh giá nào và cần thêm nỗ lực như thế nào từ các bên liên quan để có thể vận hành bộ chỉ số FTA Index trong thời gian tới?
Mục tiêu quan trọng nhất là tạo ra một môi trường thuận lợi để doanh nghiệp phát triển, thúc đẩy đầu tư, xuất nhập khẩu và các hoạt động kinh tế. Qua đó, nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước.
Để đạt được mục tiêu này, việc sử dụng bộ chỉ số không chỉ dừng lại ở việc đánh giá hay học hỏi kinh nghiệm, mà cần có thêm những nghiên cứu tình huống cụ thể, thiết thực. Các tình huống thực tế ở cấp tỉnh, như việc hỗ trợ doanh nghiệp, xúc tiến thương mại hay định hướng phát triển, sẽ giúp các bên liên quan nhìn nhận rõ hơn về các vấn đề và tìm ra giải pháp hiệu quả hơn.
Ngoài ra, bộ chỉ số còn đóng vai trò như một chuẩn mực để so sánh. Khoảng cách giữa thực trạng và chuẩn mực này cho thấy tiềm năng phát triển nếu chúng ta đạt được những tiêu chuẩn tốt nhất. Đây là cơ sở để định hướng các nỗ lực cải cách và nâng cao chất lượng tăng trưởng, đặc biệt trong bối cảnh đất nước đặt mục tiêu phát triển mạnh mẽ đến năm 2030-2045.
Cuối cùng, trong bối cảnh thế giới đầy biến động, quản trị rủi ro là yếu tố then chốt. Việc tham gia nhiều FTA không chỉ nhằm thúc đẩy cải cách mà còn giúp doanh nghiệp giảm rủi ro bằng cách đa dạng hóa thị trường, sản phẩm và chuỗi cung ứng. Việc đánh giá khả năng chống chịu của doanh nghiệp và chính sách trong bối cảnh này cần được gắn kết chặt chẽ với cách thức xây dựng và áp dụng bộ chỉ số.
Như vậy, ba điểm nhấn cần chú trọng là: bổ sung nghiên cứu thực tế, đánh giá tiềm năng và chuẩn mực cùng với quản trị rủi ro hiệu quả.
Xin cảm ơn ông!