【bóng đá kết quả trực tiếp】Cùng người lao động vượt qua đại dịch
Lao động đến Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng cao trong những tháng đầu năm 2021
Đắp đổi qua ngày
Công việc chính để có thu nhập nuôi sống gia đình của chị Lê Thị Hạnh ở đường Cao Bá Quát,ùngngườilaođộngvượtquađạidịbóng đá kết quả trực tiếp phường Phú Hiệp là thường ngày chuyên đi thu mua, gom nhặt phế liệu. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhất là đợt dịch bùng phát năm ngoái, thực hiện giãn cách xã hội, chị Hạnh phải ở nhà nguyên tháng. Năm nay, dù chị vẫn có thể hành nghề, nhưng số ngày đi thu mua, gom nhặt ít hơn, thu nhập theo đó cũng giảm nhiều.
Chị Hồ Thị Luyến, ở đường Phùng Khắc Khoan, TP. Huế chuyên bán hàng lưu niệm ở phố đi bộ, khu phố Tây trong những ngày dịch COVID-19 bùng phát cũng lâm cảnh thất nghiệp. Là lao động chính và là mẹ đơn thân đang nuôi 3 con nhỏ, chị Luyến phải chạy vạy tìm công việc vặt để kiếm đôi ba đồng đắp đổi qua ngày. Tạm thời, chị xin phục vụ chạy bàn cho một quán ăn, nhưng vì giãn cách, lượng khách hạn chế, nên công việc của chị cũng bất chừng, ngày làm ngày không.
Còn rất nhiều trường hợp lao động khác trên địa bàn tỉnh bị mất việc, giảm việc, giảm sâu thu nhập do ảnh hưởng của đại dịch. Theo số liệu điều tra cung cầu lao động của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, hiện tỷ lệ lao động thất nghiệp trên địa bàn tỉnh không cao, chiếm chưa tới 2% lực lượng lao động, song tỷ lệ lao động có việc làm không ổn định và thu nhập thấp còn nhiều. Trong 6 tháng đầu năm 2021, đã có gần 4.000 người đến Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh để nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp. Nếu tính cả năm 2020, con số này tăng lên gần 13.000 người.
Đó chỉ mới là con số thuộc đối tượng lao động có đóng bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp, đóng bảo hiểm xã hội, mà chưa kể lao động tự do (phi chính thức) chiếm khá lớn. Theo điều tra của Tổ chức ActionAid Việt Nam, có hơn 40.000 lao động nghèo, lao động phi chính thức với những ngành nghề như giúp việc, bán hàng rong, nhặt ve chai, chạy xe ôm... bị mất việc làm hoặc giảm thu nhập do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trong đợt bùng phát thứ 4 vừa qua.
Đòn bẩy vượt khó
Để giúp những lao động nghèo, lao động tự do, nhất là phụ nữ đơn thân đang nuôi con, người bán hàng rong, nhặt ve chai, xe ôm... bị ảnh hưởng do dịch COVID-19, Tổ chức ActionAid Việt Nam thông qua Trung tâm Phát triển cộng đồng và công tác xã hội (Codes) thực hiện dự án “Hỗ trợ người nghèo chịu ảnh hưởng do đại dịch COVID-19 tại TP. Huế” do Đại sứ quán New Zealand tại Việt Nam tài trợ. Dự án đã trao hỗ trợ 205 suất với trị giá mỗi suất 2 triệu đồng tiền mặt cho các đối tượng.
Anh Nguyễn Công Lý, ở phường Phú Hiệp, TP. Huế thuộc diện được nhận hỗ trợ 2 triệu đồng từ dự án của ActionAid Việt Nam chia sẻ, với nhiều người, 2 triệu đồng có thể là ít, nhưng với chúng tôi, đây là “cứu cánh” giúp gia đình trả nợ số tiền chạy vạy lo bữa ăn hàng ngày trong những ngày khó khăn vừa qua và tái sinh kế để vượt qua đại dịch.
Nhận được 2 triệu đồng từ dự án, chị Hồ Thị Luyến dự tính dùng số tiền này tạm chuyển sang buôn bán nhỏ món hàng khác phù hợp với tình hình dịch để có thêm đồng vô đồng ra nuôi con ăn học.
Anh Lê Thế Anh, truyền thông và gây quỹ của dự án Codes cho biết, để đồng hành sẻ chia với nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn đang có con nhỏ đi học, Codes đã kết nối, huy động được nguồn hỗ trợ từ các tổ chức, nhà hảo tâm thực hiện gói “Bảo trợ giáo dục”, hỗ trợ cho các em học sinh nghèo đồ dùng học tập, vượt qua đại dịch để vẫn tiếp tục đến trường dù bố mẹ bị mất việc, giảm thu nhập.
Theo anh Lê Thế Anh, bình quân mỗi học sinh vào đầu năm học mới tốn ít nhất 2 triệu đồng để mua sắm sách vở, áo quần, đồ dùng học tập, đóng tiền học, bảo hiểm... Đến nay, Codes đã huy động và sẽ trao hỗ trợ gói “Bảo trợ giáo dục” cho khoảng 50 trường hợp học sinh nghèo trên địa bàn. Qua chương trình này, Codes cũng mong muốn tạo sức lan tỏa và kêu gọi nhận được sự quan tâm hỗ trợ của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn mà không chỉ dừng lại ở sự hỗ trợ của tổ chức nước ngoài.
Một dự án khác cũng đang đồng hành cùng thanh niên có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn do Tổ chức Plan International Việt Nam tài trợ là dự án “Tương lai tươi sáng hơn cho trẻ em và thanh niên có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Thừa Thiên Huế”.
Theo bà Trần Thị Huệ, Điều phối viên dự án, Tổ chức Plan International Việt Nam, thay vì dự án đã kết thúc từ cuối năm 2020, nhưng trước tình hình dịch COVID-19 tác động đến nhiều lao động, hộ gia đình khiến họ giảm cơ hội học nghề, giảm việc làm, giảm thu nhập, nên Plan International Việt Nam tiếp tục phối hợp với các đối tác là REACH, Cycad và chính quyền địa phương kéo dài thời gian hỗ trợ cho nhóm đối tượng hưởng lợi bằng các hoạt động như hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ vay vốn lập nghiệp, tìm kiếm việc làm để quay lại thị trường lao động khi dịch COVID-19 được khống chế.
Bài, ảnh: HOÀI THƯƠNG