设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Cúp C1 > 【keo bong da.】CPTPP: Các DN gỗ cơ hội nhiều hơn thách thức 正文

【keo bong da.】CPTPP: Các DN gỗ cơ hội nhiều hơn thách thức

来源:Empire777 编辑:Cúp C1 时间:2025-01-10 08:01:41

Ông Nguyễn Tôn Quyền - Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores) đã nhận định như vậy,ácDNgỗcơhộinhiềuhơntháchthứkeo bong da. khi trao đổi với phóng viên TBTCO bên lề hội thảo "Bức tranh xuất nhập khẩu ngành Gỗ năm 2017: Thực trạng và xu hướng hội nhập bền vững", do Vifores và Tổ chức Forest Trends tổ chức ngày 27/3/2018, tại Hà Nội.

PV: Ông đánh giá như thế nào về bức tranh xuất nhập khẩu của ngành Gỗ Việt Nam trong năm vừa qua?

Ông Nguyễn Tôn Quyền:Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu lâm sản đạt 8 tỷ USD, trong đó riêng gỗ và sản phẩm gỗ đạt gần 7,7 tỷ USD, 300 triệu USD còn lại là giá trị xuất khẩu các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ như sản phẩm mây tre, cói và thảm.

Với kim ngạch này, ngành Gỗ Việt Nam đã về đích sớm 3 năm mục tiêu là 8 - 8,5 tỷ USD đến năm 2020 đề ra trong Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 và vươn lên vị trí số 6 trong bảng xếp hạng các ngành đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Đồng thời, ngành chế biến xuất khẩu gỗ cũng đang có những dịch chuyển theo hướng tăng cả lượng và chất. Đáng mừng, năm 2017, tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng trong nhóm sản phẩm gỗ (HS 94) trong tổng kim ngạch xuất khẩu, đã đạt khoảng 70%, cao hơn con số 63,5% của năm 2015 và 2016. Mở rộng xuất khẩu theo hướng tăng cả lượng và chất là tín hiệu quan trọng phản ánh sự dịch chuyển theo hướng phát triển bền vững trong tương lai.

Ông Quyền

Ông Nguyễn Tôn Quyền

Không những vậy, năm 2017 chứng kiến sự tăng trưởng ngoạn mục của thị trường xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt tại 4 thị trường lớn là: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Kim ngạch từ 4 thị trường này trong năm chiếm 76% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

PV: Mới đây, CPTPP đã được ký kết. Ngành Gỗ chịu ảnh hưởng, tác động thế nào, khi tham gia CPTPP?

Ông Nguyễn Tôn Quyền:Việc tham gia CPTPP mang đến nhiều cơ hội cho ngành Gỗ Việt Nam hơn là thách thức. Một số thành viên của CPTPP như Nhật Bản - một trong những nhà nhập khẩu lớn của gỗ Việt Nam, hay Canada - quốc gia có ngành công nghiệp gỗ mạnh với sản lượng một năm lên tới 600 triệu m3 gỗ. Vì vậy, cơ hội đối với ngành Gỗ Việt Nam rất lớn.

Cùng với đó, ngay khi CPTPP có hiệu lực, thuế quan sẽ lập tức xuống bằng 0, điều này mang lại lợi thế lớn cho Việt Nam. Đặc biệt, CPTPP sẽ giúp việc mua máy móc, thiết bị và công nghệ từ các quốc gia phát triển như Nhật Bản ... được thuận lợi hơn, khi thuế hạ xuống.

Bên cạnh đó, CPTPP còn có các quốc gia lâm nghiệp hùng mạnh, có rừng tốt, quản lý rất bài bản cho nên chúng ta sẽ học tập được công tác quản trị DN gỗ thế nào cho hiệu quả nhất, đặc biệt là gỗ hợp pháp và bảo vệ môi trường.

PV: Sở hữu trí tuệ là yêu cầu khắt khe nhất trong CPTPP. Ông nhìn nhận thế nào về vấn đề của ngành Gỗ Việt Nam?

Ông Nguyễn Tôn Quyền:Tôi cho rằng đây là vấn đề rất đau đầu của ngành Gỗ. Hiện nay nhận thức của các DN và các cơ quan quản lý về sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực gỗ rất hạn chế. Với 8 tỷ USD giá trị xuất khẩu, nhưng giá trị sản phẩm thiết kế tại Việt Nam chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Chúng ta đều sản xuất theo thiết kế đặt hàng của nước ngoài, vì vậy họ sẽ bảo vệ bản quyền đó. Muốn có thiết kế thì mình phải có thương hiệu, muốn có thương hiệu phải có sở hữu trí tuệ, và muốn có sở hữu trí tuệ chúng ta phải có nhân lực, đào tạo. Đây là một vấn đề hết sức đau đầu.

Theo tôi, có lẽ ngành Gỗ phải bắt đầu từ bây giờ để có lộ trình, kế hoạch học tập, đào tạo để hiểu rõ hơn về sở hữu trí tuệ.

PV: CPTPP được ký kết nhanh và thực thi nhanh nhất đối với các hiệp định khác. Để đáp ứng yêu cầu hội nhập do CPTPP quy định thì phía ngành Gỗ có cần Nhà nước hỗ trợ điều gì không, thưa ông?

Ông Nguyễn Tôn Quyền:Nhà nước phải nhanh chóng nội lực hóa tất cả các cơ chế chính sách khi chúng ta cam kết trong CPTPP, hay đặc biệt đối với ngành Gỗ là nội lực hóa các quy định thực hiện Hiệp định CPTPP. Điều này rất quan trọng.

Trong thực thi CPTPP sẽ liên quan tới rất nhiều đối tác không chỉ các DN gỗ, mà còn hộ gia đình trồng rừng, thương mại gỗ, vận tải gỗ, thương lái gỗ, chế biến gỗ … nhưng hiểu biết của họ về vấn đề này là rất hạn chế.

Các DN cũng phải tự học hỏi, vươn lên; xây dựng nguồn cung gỗ. Tôi cho rằng, bài toán liên kết là tốt nhất để các DN gỗ thành công khi tham gia CPTPP.

Về phía hiệp hội, chúng tôi sẽ tổ chức hội thảo nhân rộng các mô hình liên kết giữa chế biến gỗ và trồng rừng; quan trọng là xây dựng những quy chế, điều lệ thỏa thuận về liên kết giữa các DN đó.

P.V: Xin cảm ơn ông!

Dự kiến năm 2018 kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam đạt khoảng 9 tỷ USD. Gần đây, mục tiêu kim ngạch xuất khẩu của ngành đã được đẩy lên con số 10 tỷ USD đến năm 2020. Do nguồn cung nguyên liệu trong nước không đủ cho chế biến phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, hàng năm Việt Nam phải nhập một lượng gỗ nguyên liệu rất lớn từ nước ngoài.

Khánh Linh

热门文章

0.8571s , 7634.0859375 kb

Copyright © 2025 Powered by 【keo bong da.】CPTPP: Các DN gỗ cơ hội nhiều hơn thách thức,Empire777  

sitemap

Top