Toàn tỉnh hiện có 531 tổ hòa giải với 3.076 hòa giải viên. Mỗi tổ hòa giải được thành lập theo địa bàn ấp,ếtvớinghềxem bóng đá tối nay khu vực và có từ 5-7 thành viên là những người có uy tín, được người dân trong xóm, ấp tin cậy. Bất kể thời gian nào, mỗi khi có tranh chấp xảy ra, họ lại có mặt để kiên trì hòa giải, hàn gắn rạn nứt và đưa pháp luật đến gần với bà con hơn.
Dù đã gần 80 tuổi, nhưng ông Huỳnh Văn Năm vẫn tham gia vào công tác hòa giải để hàn gắn mâu thuẫn tình làng, nghĩa xóm. Ông Huỳnh Văn Năm, thành viên Ban hòa giải xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, có hơn 25 năm tham gia công tác hòa giải ở cơ sở. Trong thời gian đó, ông không nhớ mình đã hòa giải thành bao nhiêu vụ. Chỉ biết rằng, bằng sự tận tâm, ông đã cùng với các thành viên trong tổ hòa giải nhiều mâu thuẫn, vun đắp tình thương cho biết bao gia đình trong xóm, ấp của mình. Nói về công việc này, ông Năm chia sẻ: “Hòa giải là một trong những hoạt động mang tính đạo lý, truyền thống tốt đẹp, mang đậm tính nhân văn của dân tộc ta. Người làm công tác hòa giải với mục đích chủ yếu là hàn gắn tình làng nghĩa xóm, vun đắp tình cảm, gắn kết bà con lối xóm lại với nhau. Xóm ấp được bình yên thì những người làm công tác hòa giải cũng ấm lòng”. Từ trước đến nay, người làm công tác hòa giải được xem như “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng”, có tham gia vào công tác hòa giải mới thấy hết được những đóng góp thầm lặng của những hòa giải viên. Ông Phan Văn Phúc, tổ hòa giải ấp Phước Thạnh, xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, cho biết: “Là những người trực tiếp sinh sống ở địa phương, gần gũi với bà con, nên khi ai có mâu thuẫn, tranh chấp gì phát sinh thì những người trong tổ hòa giải đều nắm rất rõ. Hiện nay, mỗi vụ hòa giải thành, tổ hòa giải được thanh toán 200.000 đồng, không thành thì được 100.000 đồng. Nhưng khoản thù lao đó không đủ để chi phí vì nhiều vụ việc hòa giải rất phức tạp. Người làm công tác hòa giải chủ yếu gắn bó với công việc bằng trách nhiệm, bằng cái tâm và vì sự bình yên của xóm, ấp”. Đối với nhiều người làm công tác hòa giải ở cơ sở, mỗi vụ tranh chấp được giải quyết thành công, bà con trong xóm không kéo nhau kiện tụng nữa, xóm làng bình yên là động lực để họ tiếp tục gắn bó với công việc của mình. Không chỉ là cầu nối gắn kết bà con lối xóm lại với nhau, người làm công tác hòa giải ở cơ sở còn là những tuyên truyền viên tích cực tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với người dân. Anh Trần Văn Phục, Trưởng ấp Đông Lợi B, xã Đông Phước, huyện Châu Thành, bộc bạch: “Bà con mình ở các vùng nông thôn phần lớn nhận thức pháp luật còn hạn chế, vì vậy, nhiều trường hợp do không hiểu biết nên lớn tiếng nhau, làm mất tình làng nghĩa xóm. Đối với hòa giải viên, sau khi hóa giải mâu thuẫn cũng đã tuyên truyền, đưa pháp luật đến với bà con, từ đó hạn chế mâu thuẫn hay tái phát sinh tranh chấp”. Theo Sở Tư pháp tỉnh, thời gian qua, công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, tỷ lệ hòa giải thành tại các tổ hòa giải qua các năm đều đạt kết quả khá cao. Năm 2015, 85% các vụ việc tranh chấp đều được hòa giải thành tại cơ sở, để làm được điều này là nhờ có sự đóng góp rất lớn của đội ngũ hòa giải viên. Hòa giải ở cơ sở vốn dĩ là một truyền thống quý báu của dân tộc, từ hiệu quả của công tác này mang lại thời gian qua cho thấy, những đóng góp thầm lặng của những hòa giải viên đã không ngại gian nan, khó khăn để mang lại niềm vui cho mọi người. Ông Phan Văn Phúc tâm sự: “Hòa giải không phải là cái nghề, nhưng đã theo rồi thì khó mà bỏ. Có thể xem công việc hòa giải chính là lấy nụ cười của người khác làm niềm vui cho mình”. Bài, ảnh: ĐÌNH BẢO |