【giai hang hai duc】Dự kiến mở rộng tương trợ tư pháp trong tịch thu tài sản do phạm tội mà có

  发布时间:2025-01-10 01:28:19   作者:玩站小弟   我要评论
Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Quang Dũng trì giai hang hai duc。
Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Quang Dũng trình bày Tờ trình.

Chiều 15/4,ựkiếnmởrộngtươngtrợtưpháptrongtịchthutàisảndophạmtộimàcógiai hang hai duc tại phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao Nguyễn Quang Dũng đã trình bày Tờ trình đề nghị xây dựng Luật Tương trợ tư pháp về hình sự.

Ông Dũng cho biết, Luật Tương trợ tư pháp (TTTP) hiện hành đang điều chỉnh cả bốn lĩnh vực, gồm: TTTP về dân sự, hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù. Điều này dẫn đến trên thực tế một số cơ quan có thẩm quyền và cán bộ thực thi pháp luật chưa phân định rõ sự khác nhau giữa các lĩnh vực, từ đó gây khó khăn, vướng mắc trong phối hợp triển khai, thi hành.

Vì những lý do nêu trên, VKSND tối cao cho rằng việc tách Luật TTTP thành 4 luật độc lập điều chỉnh từng lĩnh vực và ban hành Luật TTTP về hình sự là phù hợp và cần thiết.

Liên quan đến phạm vi điều chỉnh, cơ quan chủ trì soạn thảo dự kiến đề xuất mở rộng phạm vi tương trợ tư pháp về hình sự theo hướng bổ sung những nội dung mới tương trợ, như: cho phép người tiến hành tố tụng của nước yêu cầu được có mặt trong quá trình thực hiện tương trợ tư pháp tại nước được yêu cầu; tổ chức cho người tại nước được yêu cầu đến nước yêu cầu để hỗ trợ điều tra hoặc cung cấp chứng cứ.

Đáng chú ý là dự luật dự kiến mở rộng tương trợ tư pháp trong việc phong tỏa tài khoản, kê biên, thu giữ, tịch thu và xử lý tài sản do phạm tội mà có và công cụ, phương tiện phạm tội. 

Theo VKSND Tối cao, phạm vi tương trợ tư pháp về hình sự quy định tại Luật hiện hành còn hạn chế, chưa phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam trong cùng lĩnh vực; chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

Nhất là, Luật chưa có các quy định về những nội dung nêu trên, trong khi đây là những hoạt động TTTP đã được quy định trong các điều ước quốc tế song phương và đa phương trong lĩnh vực tư pháp về hình sự mà Việt Nam đã ký kết, tham gia và đã phát sinh trên thực tiễn.

Ngoài ra, dự luật dự kiến quy định xử lý trường hợp nước ngoài đề nghị Nhà nước Việt Nam đưa ra cam kết không áp dụng hình phạt tử hình hoặc áp dụng nhưng không thi hành đối với yêu cầu tương trợ của Việt Nam liên quan đến tội phạm có khung hình phạt tử hình…

Thực tế hiện nay, một số yêu cầu TTTP của cơ quan tiến hành tố tụng trong nước gửi đi nước ngoài hoặc yêu cầu chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài gửi đến Việt Nam liên quan đến tội phạm có thể áp dụng hình phạt tử hình theo quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam.

Trong trường hợp này, các nước không áp dụng hình phạt tử hình thường yêu cầu Việt Nam phải đưa ra cam kết không áp dụng án tử hình hoặc áp dụng nhưng không thi hành án tử hình là điều kiện để thực hiện hoạt động TTTP, cơ quan trình dự ánluật giải thích. 

Đây là vấn đề phức tạp nhưng khá phổ biến trong thực tiễn hoạt động TTTP về hình sự cũng như việc đàm phán, ký kết các Hiệp định TTTP về hình sự. Tuy nhiên, Luật TTTP chưa có quy định nào đề cập đến vấn đề này,  theo tờ trình của VKSND Tối cao.

Do chưa có quy định cụ thể, thống nhất về trình tự, thủ tục thực hiện cam kết không áp dụng án tử hình trong hoạt động TTTP về hình sự nên các yêu cầu TTTP của Việt Nam gửi ra nước ngoài có liên quan đến yêu cầu cam kết thường gặp khó khăn.

Về tiến độ, VKSND tối cao dự kiến đưa Luật Tương trợ tư pháp về hình sự.vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2025 (trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV (tháng 5/2025) và thông qua tại Kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2025).

相关文章

最新评论