Trong số 193 thành viên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tham gia bỏ phiếu tại trụ sở ở New York (Mỹ) hôm 7/4,ịđìnhchỉởHộiđồngNhânquyềnLiênHợpQuốcWHOkêugọilệnhngừngbắaegoal nhận định 93 nước bỏ phiếu thuận, 24 nước bỏ phiếu chống và 58 nước bỏ phiếu trắng.
Hãng thông tấn Sputnik dẫn lời người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố, Moscow lấy làm tiếc với quyết định trên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục bảo vệ các lợi ích và làm rõ lập trường của Nga.
Ông Dmitry Polyansky, Phó đại diện thường trực của Nga tại Liên Hợp Quốc, gọi quyết định đình chỉ tư cách thành viên của nước này ở Hội đồng Nhân quyền là “bất hợp pháp” và “mang động cơ chính trị”.
WHO kêu gọi lệnh ngừng bắn nhân đạo ở Ukraine
Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực châu Âu Hans Kluge hôm 7/4 đã kêu gọi một lệnh ngừng bắn nhân đạo ở Ukraine và bày tỏ tình đoàn kết với các nhân viên y tế nước này.
Phát biểu nhân ngày Sức khỏe thế giới, ông Kluge cho hay cuộc xung đột với Nga đã làm tổn hại đáng kể khả năng của Ukraine trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân của mình. "Sức khỏe đòi hỏi hòa bình, hạnh phúc đòi hỏi hy vọng, và việc chữa lành đòi hỏi thời gian", ông nêu rõ.
Giám đốc WHO khu vực châu Âu nhấn mạnh, các hoạt động của tổ chức này dựa trên 3 ưu tiên: Đảm bảo dịch vụ y tế của Ukraine tiếp tục hoạt động; hợp tác với các nước láng giềng của Ukraine trong châu Âu, và xa hơn nữa là để đảm bảo đáp ứng nhu cầu sức khỏe của những người di tản; hỗ trợ các cơ quan y tế Ukraine trong việc xây dựng lại hệ thống y tế trong nước được tốt hơn.
Thượng viện Mỹ thông qua các dự luật quan trọng về Nga và Ukraine
Thượng viện Mỹ hôm 7/4 đã bỏ phiếu thông qua dự luật chấm dứt Quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Nga, đồng thời luật hóa lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ từ Nga. Đạo luật cũng được áp dụng đối với cả nước láng giềng của Nga là Belarus, và cho phép Tổng thống Mỹ Joe Biden tăng thuế đánh vào hàng nhập khẩu từ 2 nước này.
Trước đó, dự luật chấm dứt PNTR với Nga và Belarus đã được Hạ viện Mỹ thông qua hôm 17/3. Sau khi được cả lưỡng viện Quốc hội Mỹ phê chuẩn, Tổng thống Biden sẽ ký ban hành.
Cũng trong ngày 7/4, Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự thảo luật cho vay - cho thuê mới nhằm đơn giản hóa việc cung cấp và hỗ trợ quân sự cho Ukraine. “Dự luật loại bỏ một số hạn chế liên quan đến thẩm quyền của tổng thống trong việc cho thuê hoặc cung cấp thiết bị quân sự nếu được dành cho chính phủ Ukraine và cần thiết để bảo vệ dân thường”, thông báo của Thượng viện Mỹ cho biết.
Nga thừa nhận tổn thất quân số ‘đáng kể’ ở Ukraine
Trong một cuộc phỏng vấn với Sky News hôm 7/4, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov thừa nhận Nga đã chịu “tổn thất đáng kể” về mặt quân số sau hơn 1 tháng mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. “Chúng tôi có những tổn thất đáng kể về quân số. Và đó là một thảm kịch lớn đối với chúng tôi”, ông Peskov nói, song không nêu cụ thể con số thương vong.
Lần gần nhất quân đội Nga công khai con số thương vong tại Ukraine là vào cuối tháng 3, khi nước này cho biết 1.351 binh sĩ đã thiệt mạng và 3.825 binh sĩ khác bị thương khi tham gia chiến dịch quân sự ở nước láng giềng. Trong khi đó, một quan chức cấp cao của NATO ước tính, khoảng 7.000 đến 15.000 binh sĩ Nga đã thiệt mạng sau hơn 4 tuần giao tranh ở Ukraine.