Ổn định và phát triển thị trường trái phiếu chính phủĐẩy mạnh việc huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP),õichặttiếnđộgiảingânđểhuyđộngtráiphiếuchínhphủty.so.bong.da Bộ Tài chính tiếp tục triển khai nhiều giải pháp phát triển thị trường TPCP theo phê duyệt lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, với trọng trách được giao thực hiện huy động vốn qua phát hành TPCP, KBNN đã công bố công khai lịch phát hành TPCP để tạo điều kiện cho các thành viên chủ động tham gia thị trường, tăng khả năng huy động vốn cho ngân sách nhà nước (NSNN) và thúc đẩy phát triển thị trường thứ cấp. Đồng thời, KBNN phát hành đa dạng các kỳ hạn TPCP nhằm thiết lập đường cong lãi suất chuẩn cho các sản phẩm tài chính, trong đó tập trung phát hành TPCP kỳ hạn dài để góp phần kéo dài kỳ hạn của danh mục nợ TPCP và thu hút các nhà đầu tư là các công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư, quỹ hưu trí và các định chế tài chính phi ngân hàng khác. Bên cạnh đó, KBNN cũng nghiên cứu khả năng phát hành các sản phẩm trái phiếu mới theo lộ trình phù hợp với sự phát triển của thị trường và nhu cầu của nhà đầu tư. Đồng thời, KBNN tập trung phát hành TPCP theo phương thức đấu thầu nhằm tăng quy mô và tính thanh khoản của thị trường, thúc đẩy cạnh tranh và tăng thanh khoản của thị trường.
KBNN cũng hoàn thiện và phát triển hệ thống các nhà tạo lập thị trường với đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ để thực hiện chức năng tạo lập thị trường trên cả thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp, nhằm tăng tính thanh khoản của thị trường; thực hiện các nghiệp vụ về phát hành bổ sung trái phiếu để hình thành các mã trái phiếu chuẩn nhằm tăng thanh khoản, ổn định thị trường… Đặc biệt, để thu hút các nhà đầu tư và thúc đẩy sự phát triển của thị trường TPCP, Bộ Tài chính đã thường xuyên rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách động viên, ưu đãi về đầu tư TPCP. Trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đề xuất của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam và các thành viên thị trường, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 24/2022/TT- BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 48/2019/TT- BTC hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp. Tại thông tư sửa đổi, Bộ Tài chính đã bãi bỏ quy định về việc trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán đối với TPCP. Việc bãi bỏ quy định này được các nhà đầu tư đánh giá là phù hợp với thông lệ thị trường, do TPCP là tài sản không có rủi ro về thanh toán theo các quy định trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm. Theo đó, kể từ ngày 25/5/2022 (thời điểm Thông tư số 24 có hiệu lực thi hành), các nhà đầu tư sẽ không phải trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán đối với TPCP. Việc tham gia mua, giao dịch TPCP sẽ có nhiều thuận lợi hơn. Giảm huy động vốn qua phát hành trái phiếu chính phủVới việc thực hiện đồng bộ các giải pháp ổn định và phát triển thị trường TPCP, KBNN đã phát hành và đưa TPCP thành kênh đầu tư hấp dẫn, giảm thiểu chi phí vay nợ của NSNN bằng cách liên tục đổi mới công tác phát hành, đa dạng kỳ hạn và kéo dài kỳ hạn vay bình quân…, từ đó góp phần cơ cấu lại NSNN theo đúng chủ trương của Chính phủ. Theo đánh giá từ phía KBNN, lãi suất phát hành và các chi phí liên quan cho hoạt động phát hành, thanh toán gốc, lãi TPCP liên tục giảm trong thời gian qua đã tiết kiệm chi phí vay nợ của NSNN không chỉ trong năm phát hành, mà còn trong cả các năm còn lại của vòng đời TPCP. Với kỳ hạn phát hành TPCP hiện nay từ 5 năm đến 30 năm, kết quả đạt được trong việc giảm chi phí vay nợ thực sự có ý nghĩa trong việc thực hiện tái cơ cấu NSNN. Năm 2022, KBNN dự kiến huy động 400 nghìn tỷ đồng TPCP. Ngay từ đầu năm nay, KBNN cho biết, trong quá trình thực hiện có thể sẽ điều chỉnh khối lượng phát hành các kỳ hạn trái phiếu để phù hợp với tình hình thị trường và nhu cầu sử dụng vốn của ngân sách. Báo cáo của KBNN cho thấy, lũy kế đến hết ngày 30/9/2022, khối lượng TPCP phát hành là 114.782 tỷ đồng, đạt 28,7% kế hoạch. Số lượng TPCP phát hành sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước và đạt thấp so với kế hoạch đề ra. Hiện, Bảo hiểm Xã hội vẫn là nhà đầu tư chính với lượng mua 91.638 tỷ đồng; các nhà đầu tư khác mua 23.144 tỷ đồng.
Kỳ hạn phát hành TPCP bình quân năm 2022 là 13,72 năm; lãi suất phát hành bình quân năm là 2,63%/năm; kỳ hạn còn lại bình quân của danh mục TPCP là 9,11 năm. Nhìn chung các kỳ hạn ngắn (5 năm, 7 năm) đạt tiến độ rất thấp, tỷ lệ trúng thầu/gọi thầu luôn duy trì ở mức khá thấp qua các tháng. Bà Nguyễn Thị Ngọc Hiếu - Phó Cục trưởng Cục quản lý ngân quỹ KBNN cho biết, sở dĩ tiến độ huy động vốn qua phát hành TPCP đạt thấp là do năm 2022, kết quả thu NSNN nói chung và ngân sách trung ương đạt khá (đến ngày 30/9/2022 thu ngân sách trung ương đạt xấp xỉ 94% dự toán), tuy nhiên, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nói chung đạt thấp, tính riêng nguồn ngân sách trung ương đến ngày 30/9/2022 ước đạt gần 38% kế hoạch. Trên cơ sở kết quả thu, tiến độ giải ngân NSNN và tình hình thị trường tài chính tiền tệ, KBNN tổ chức huy động vốn TPCP chủ yếu đáp ứng nhu cầu trả nợ gốc của ngân sách trung ương và duy trì hoạt động thường xuyên của thị trường TPCP. Thời gian tới, dự kiến tình hình thị trường tài chính - tiền tệ thế giới và trong nước còn nhiều biến động, một số ngân hàng trung ương các quốc gia trên thế giới tiếp tục có kế hoạch tăng lãi suất cơ bản để kiềm chế lạm phát. Cụ thể, FED dự kiến còn 1 lần tăng thêm lãi suất từ nay đến cuối năm 2022; Liên minh Châu Âu và các quốc gia như Úc, Canada, Hàn Quốc tuyên bố sử dụng tất cả các biện pháp để giảm tỷ lệ lạm phát, trong đó có thặt chặt chính sách tiền tệ, thông qua tăng lãi suất… Theo đó, bà Hiếu cho biết, trong bối cảnh dự kiến thu NSNN năm 2022 đạt khá và khả năng vượt dự toán Quốc hội giao, KBNN sẽ theo dõi chặt chẽ tiến độ giải ngân, tăng cường phát hành TPCP khi tiến độ giải ngân vốn đầu tư công được đẩy mạnh, đảm bảo vốn vay về phù hợp nhu cầu sử dụng, nâng cao hiệu quả huy động, sử dụng vốn. Bên cạnh đó, thực hiện các chủ trương của Đảng, Quốc hội và Chính phủ về tăng cường huy động, quản lý, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, KBNN đề xuất Bộ Tài chính trình các cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng tối đa các các nguồn tài chính hợp pháp khác như: nguồn tăng thu tiết kiệm chi, nguồn ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi để giảm bội chi năm 2022, giảm vay TPCP, ổn định thị trường trong điều kiện thị trường tài chính tiền tệ trong nước còn nhiều diễn biến phức tạp, khó lường.
|