Theơntriệutấnhàngđượcvậnchuyểnbằngđườngthủlịch vô địch đứco báo cáo tại hội nghị, năm 2015 ngành Đường thủy đã vận chuyển hơn 134,2 triệu hành khách, tăng 3,5%; vận chuyển hàng hóa đạt 194,6 triệu tấn, tăng 4,5%. Đến tháng 12/2015, cả nước hiện có 6.402 bến, 204 cảng thuỷ nội địa, trong đó cấp mới của năm 2015 là 85 bến và cấp lại 629 bến; 2.283 bến khách ngang sông, trong đó 1.898 bến đã được cấp phép; 385 bến chưa có phép.
Cũng trong năm 2015, Cục cũng đã tổ chức nhiều đợt kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung đã ký cam kết của chủ cảng, bến thủy nội địa, đến nay đã có 95% số chủ cảng, bến thủy nội địa đã ký cam kết tải trọng.
Hiện nay Cục triển khai xây dựng phần mềm cung cấp 4 thủ tục hải quan một cửa quốc gia và 21 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 giúp tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc, giảm thiểu số người tham gia của tổ chức khi thực hiện các thủ tục, hạn chế tiếp xúc trực tiếp của người tham gia vào hệ thống, hạn chế nguy cơ phát sinh tiêu cực, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Bước sang năm 2016, theo Cục trưởng Hoàng Hồng Giang, Cục Đường thuỷ nội địa sẽ tiếp tục triển khai tái cơ cấu vận tải thủy nội địa đến năm 2020 theo Đề án đã được phê duyệt, tăng cường kết nối với các phương thức vận tải khác nhằm giảm áp lực cho vận tải đường bộ. Bên cạnh đó, sẽ phối hợp với các bộ,ngành liên quan tháo gỡ những vướng mắc cơ chế về hàng hóa quá cảnh để khai thác hiệu quả tuyến vận tải thủy Việt Nam.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Nhật yêu cầu năm 2016, Cục Đường thuỷ nội địa phải đẩy mạnh tái cơ cấu ngành để hoàn thành mục tiêu đến năm 2020 đường thủy sẽ đạt 30% tổng mức vận tải của quốc gia.
Đồng thời cũng phải nghiên cứu các giải pháp để chuyển phương thức vận tải của chủ hàng chuyển sang ngành Đường thủy, giảm tải đường bộ cũng như đầu tư các cơ sở hạ tầng trọng điểm quốc gia về đường thuỷ để đến các trung tâm quốc gia, cảng biển./.
Trí Dũng