Như Báo Hải quan đã đưa tin,ôngthểtăngthuếNKxeđầukéonguyênchiếcúp quốc gia áo giữa tháng 3-2016, trong kiến nghị gửi tới Bộ Tài chính, VAMI cho biết, hiện nay thuế nhập khẩu xe đầu kéo nguyên chiếc (nhập CBU), xe sơ mi rơ-moóc còn rất thấp so với nhập linh kiện (nhập CKD). Cụ thể: Thuế nhập khẩu của xe đầu kéo nguyên chiếc cả mới và đã qua sử dụng đều thấp hơn 2,5%- 7,5% so với nhập linh kiện; xe sơ mi rơ-moóc thấp hơn 12,5% - 20%.
Điều này dẫn đến việc cạnh tranh không công bằng giữa doanh nghiệp kinh doanh nhập nguyên chiếc và doanh nghiệp kinh doanh nhập linh kiện lắp ráp.
Để tránh thất thu nguồn thuế cho Nhà nước, tạo được sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp kinh doanh ô tô trong nước, VAMI kiến nghị Bộ Tài chính xem xét điều chỉnh thuế nhập khẩu.
Trong đó: Tăng thuế nhập khẩu xe đầu kéo nguyên chiếc mới lên 20%; giảm thuế nhập khẩu linh kiện xe đầu kéo về mức 0% vì hiện nay xe đầu kéo nhập khẩu nguyên chiếc từ Trung Quốc và các nước ASEAN đều áp dụng thuế suất 0%.
Đối với xe đầu kéo nhập khẩu nguyên chiếc đã qua sử dụng, VAMI kiến nghị điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu đối với xe đầu kéo đã qua sử dụng lên 50% đồng thời quy định rõ chất lượng còn lại nhằm hạn chế sử dụng xe kém chất lượng, gây ô nhiễm môi trường.
Tương tự, thuế nhập khẩu đối với xe sơ mi rơ-moóc nguyên chiếc cũng được đề nghị tăng lên 50% vì hiện nay thuế nhập khẩu của chủng loại xe này từ các nước ASEAN, Trung Quốc và các nước khác thuế suất ưu đãi đặc biết là 0%.
Trước kiến nghị tăng thuế nhập khẩu xe đầu kéo nguyên chiếc, Bộ Tài chính cho biết: Thuế nhập khẩu MFN hiện được quy định đối với mặt hàng xe đầu kéo nguyên chiếc (mã hàng 8701.90.90) là 5%, bằng cam kết WTO; đối với mặt hàng xe sơ mi romooc (mã hàng 8716.39.99) là 20%, bằng cam kết WTO. Do vậy kiến nghị tăng thuế nhập khẩu xe đầu kéo nguyên chiếc từ 5% lên 20% và xe sơ mi romooc từ 20% lên 50% không phù hợp với cam kết WTO.
Đối với xe ô tô đầu kéo đã qua sử dụng, trong dự kiến ban đầu, Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế nhập khẩu từ 5% lên 30%, kịch khung thuế suất của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định nhằm hạn chế nhập khẩu xe đã qua sử dụng, kém chất lượng, gây ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên, sau khi tham khảo ý kiến bộ, ngành, hiệp hội liên quan, Bộ Tài chính quyết định không điều chỉnh thuế suất của mặt hàng xe ô tô đầu kéo đã qua sử dụng thuộc nhóm 8701 theo phương án đã gửi xin ý kiến. Theo đó, thuế suất mặt hàng xe ô tô đầu kéo đã qua sử dụng tiếp tục thực hiện tại Thông tư số 182/2015/TT-BTC ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế.
Bộ Tài chính cũng thể hiện sự đồng tình trước kiến nghị giảm thuế linh kiện xe đầu kéo về 0% để hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nước. Trên cơ sở ý kiến bộ, ngành, hiệp hội, Bộ Tài chính sẽ tổng hợp đưa vào dự thảo Nghị định quy định Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi dự kiến ban hành và có hiệu lực từ 1-9-2016 tới đây.
Kim ngạch nhập khẩu 2014 đối với mặt hàng xe đầu kéo thuộc mã hàng 8701.90.90 là 322 triệu USD (bao gồm cả xe mới và xe cũ), trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc là 236 triệu USD (chiếm 73% tổng lượng nhập khẩu). Kim ngạch nhập khẩu năm 2015 đạt 675 triệu USD, trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 427 triệu USD (chiếm 63% tổng lượng nhập khẩu). Trong đó lượng xe ô tô đầu kéo cũ nhập khẩu đạt khoảng 157 triệu USD (chiếm 23% tổng lượng nhập khẩu), chủ yếu từ các nước Mexico, Mỹ, Hàn Quốc. Kim ngạch nhập khẩu năm 2015 của mặt hàng xe sơ mi rơ-mooc là 269 triệu USD, trong đó 261 triệu USD nhập khẩu từ Trung Quốc (chiếm 97% tổng lượng nhập khẩu). (Nguồn: Thống kê của Tổng cục Hải quan) |