PV:Thưa ông,ínhsáchtiềntệgiúpxóadầnsựtíchtrữngoạitệtrongdânchúsố liệu thống kê về liverpool gặp west ham trước diễn biến của tình hình tài chính, tiền tệ trên thế giới cũng như hiện tượng dòng vốn FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước thông báo dự trữ ngoại tệ đã tăng lên con số kỷ lục chưa từng đạt được ở Việt Nam là 57 tỷ USD, vì sao các chuyên gia phân tích lại thường nhắc đến “bộ ba bất khả thi”?
Ông Nguyễn Xuân Phong:Trước tiên, tôi muốn nói đến “bộ ba bất khả thi” (Impossible Trinity – Lý thuyết và thực tế áp dụng). Trong lý thuyết về tiền tệ – tài chính và kinh tế học, “bộ ba bất khả thi” (còn gọi là bộ ba chính sách không thể đồng thời, hoặc tam nan kinh tế) là một giả thuyết kinh tế cho rằng, không thể thực hiện đồng thời ba chính sách gồm: Chế độ tỷ giá hối đoái cố định, chính sách tiền tệ độc lập để ổn định giá cả và tự do lưu chuyển vốn.
|
Việc áp dụng “bộ ba bất khả thi” này trong kinh tế và tài chính vĩ mô là cả một nghệ thuật, đòi hỏi sự am hiểu sâu sắc mối tương quan và các tác động qua lại trong bối cảnh tiền tệ và tài chính vĩ mô của từng nước.
Trong thực tế nền kinh tế mỗi nước đã tương tác như thế nào với các biến vĩ mô bên ngoài là hoàn toàn tùy thuộc cách mỗi nước áp dụng. Có thể thấy những ví dụ minh họa cụ thể về sức cạnh tranh của các nền kinh tế lớn của châu Âu và cả châu Á như Đức, Pháp, Nhật và Trung Quốc trong năm qua, thì vấn đề cốt lõi nằm ở tiền tệ.
Trong năm qua, từ khi ông Donald Trump lên cầm quyền nước Mỹ, chỉ số USD Index giảm khá mạnh từ 103 và đã xuống mức thấp nhất là 88,40. Điều này khiến các nền kinh tế châu Âu như: Đức, Pháp và các nền kinh tế lớn của châu Á gặp khó, do đồng tiền của họ lên giá rất mạnh so với đồng USD.
Đánh giá chung thì các đồng tiền chủ chốt của châu Âu trong năm qua đã tăng giá từ 23% đến hơn 42% so với USD, còn các đồng tiền chủ chốt của châu Á như: Đồng Yên của Nhật, đồng Nhân dân Tệ của Trung Quốc cũng đã tăng giá khoảng 11%.
Việc các đồng tiền châu Á và Châu Âu lên giá rất mạnh so với USD đồng nghĩa với việc các nền kinh tế này sẽ gặp khó về sức cạnh tranh, do thị trường Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu chủ lực của các nền kinh tế lớn này, hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ sẽ bị lên giá.
Trong khi đó trên thị trường thế giới nói chung, hàng hóa Mỹ lại trở nên cạnh tranh hơn nhờ giá thành hạ xuống theo tỷ giá áp dụng.
Quay trở lại vấn đề chỉ số USD Index giảm giá thời gian qua, vì sao hầu như không tác động đến đồng tiền VND của Việt Nam? Đơn giản là vì tỷ giá hối đoái của Việt Nam được gắn vào đồng USD (Pegged to USD). Do vậy, việc đồng USD giảm giá có nghĩa là đồng VND của Việt Nam giảm theo về giá trị, đặc biệt so với các ngoại tệ khác ngoài USD, nghĩa là nền kinh tế Việt Nam sẽ trở nên cạnh tranh hơn tại các thị trường xuất khẩu chính ở châu Âu, châu Á.
Ở góc nhìn khác, điều thú vị là trong một năm qua, chỉ số USD Index giảm mạnh từ mốc 103 vào đầu năm 2017 khi ông Donald Trump mới lên cầm quyền, đến nay về mốc 88,40, đồng Việt Nam giảm giá theo do cơ chế gắn chặt tỉ giá theo USD, dẫn tới có tác động rất tích cực trong thu hút vốn đầu tư từ các luồng tư bản châu Âu và châu Á đổ sang Việt Nam nhiều hơn.
Với cùng một khoản tiền, dòng vốn từ nước ngoài tính bằng đồng EUR, CNY hay JPY tính theo tỷ giá hối đoái mới tự nhiên đổi được một khoản vốn lớn hơn đến 8-12% là 1 con số rất hấp dẫn, đặc biệt với những khoản vốn được đưa sang lên đến hàng tỷ USD. Chính cái "gap" này làm xuất hiện cơ hội kiếm lời từ chênh lệch tỷ giá (Arbitrage).
Cơ hội kiếm lời từ Arbitrage này còn được khuếch đại lên nhiều lần khi nhà đầu cơ không những kiếm lợi nhuận từ chênh lệch tỷ giá, mà còn hưởng lợi kép từ việc đầu tư vào thị trường chứng khoán, hoặc gửi ngân hàng để hưởng lãi suất cao đến mức 7,5%/năm như ở Việt Nam hiện nay. Điều này giải thích vì sao dòng vốn từ châu Âu và châu Á chảy sang Việt Nam đặc biệt mạnh trong thời gian hơn một năm qua.
PV:Tại Việt Nam, bộ ba này đã được áp dụng như thế nào trong những năm gần đây, thưa ông?
Ông Nguyễn Xuân Phong:Tại Việt Nam, tỷ giá trung tâm ngày 8/2/2018 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 22.435 đồng, giảm 10 đồng so với mức công bố sáng ngày 7/2/2018. Với biên độ +/-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng được áp dụng ngày 8/2/2018 là 23.108 đồng và tỷ giá sàn là 21.762 đồng. Ngày 8/2/2018 là phiên giảm thứ hai liên tiếp của tỷ giá này. Trong khi đó, giá USD tại các ngân hàng thương mại sáng 8/2/2018 cũng đồng loạt được điều chỉnh giảm khá mạnh.
Đây là một thực tế minh chứng rất rõ ràng rằng, Ngân hàng Nhà nước lựa chọn phương thức gắn chặt VND vào USD đang hoạt động rất tốt cho nền tài chính - tiền tệ và kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Cùng là việc chỉ số USD index tăng nhẹ, thì do cơ chế gắn chặt vào đồng USD (Pegged-to-USD) nên đồng VND đang lên giá theo đồng USD, nhưng lại có tác dụng hút dòng vốn ngoại tệ từ các nước ngoài khu vực đồng USD như từ: Châu Âu, châu Á sang Việt Nam.
Sự dư cung các luồng vốn ngoại tệ lại khiến tỷ giá quy đổi VND sang USD có khuynh hướng đi xuống mạnh. Đó chính là điều kỳ diệu mà chiếc “đũa thần” Impossible Trinity đang biến cái bất lợi thành có lợi thế hơn để củng cố thêm cho nền tảng tài chính - tiền tệ - thu hút dòng vốn luân chuyển sang nước ta nhiều hơn.
Một minh chứng nữa cho nghệ thuật sử dụng chiếc đũa thần trong “bộ ba bất khả thi” để thu hút dòng vốn ngoại tệ đổ mạnh vào Việt Nam, khiến dự trữ ngoại tệ tăng vọt trong khi tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam lại được điều chỉnh đi xuống, lần đầu tiên sau hơn nửa năm lãi suất qua đêm VND trên liên ngân hàng vượt mức 3%/năm, tỷ giá USD/VND đi xuống và dự trữ ngoại hối quốc gia tiếp tục tăng vọt lên kỷ lục mới.
Có nghĩa là đồng VND thực tế đang lên giá một chút so với USD chứ không bị gắn chặt một cách cứng nhắc như nhiều người có thể lầm tưởng. Điều này khiến áp lực tâm lý và thực tế khiến rủi ro VND mất giá đang bị giảm thiểu và thậm chí loại bỏ đi.
PV:Vậy, cá nhân ông đánh giá thế nào về việc điều hành chính sách tiền tệ và ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước?
Ông Nguyễn Xuân Phong:Trong 3 năm qua, điều hành chính sách tiền tệ và ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước có tác dụng xóa dần sự tích trữ ngoại tệ trong dân chúng, thay vào đó là giữ đồng VND mà không cần phải sử dụng các biện pháp hành chính cưỡng ép.
Đối với những nhà đầu tư, nhà hoạch định chính sách, những người muốn tìm hiểu và nghiên cứu sâu về tài chính tiền tệ, thì đây là các bài học rất quý báu và hay, giúp mọi người hiểu rõ hơn các mối tương quan trong “bộ ba bất khả thi” mà tôi đã đề cập ở trên.
PV:Xin trân trọng cảm ơn ông!
Thanh Phong (thực hiện)