欢迎来到Empire777

Empire777

【đội hình man utd gặp wrexham】Giải pháp thúc đẩy sản xuất lúa chất lượng cao

时间:2025-01-10 01:40:46 出处:Thể thao阅读(143)

Giải pháp thúc đẩy sản xuất lúa chất lượng cao.MP3

Trong quá trình thực hiện vùng lúa chất lượng cao,ảiphpthcđẩysảnxuấtlachấtlượđội hình man utd gặp wrexham phát thải thấp tại Hậu Giang, ngành nông nghiệp tỉnh nhận thấy vẫn còn nhiều điểm nghẽn cần có giải pháp tháo gỡ để thúc đẩy sản xuất lúa của người dân đạt hiệu quả và bền vững hơn.

Nông dân Hậu Giang thực hiện thu gom rơm rạ ra khỏi đồng ruộng sau khi thu hoạch lúa để ủ làm phân hữu cơ bón cho cây trồng.

Thực hiện Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 (Đề án), Hậu Giang đặt ra mục tiêu đến năm 2025 có 28.000ha vùng lúa chất lượng cao theo yêu cầu của Đề án và đến năm 2030 sẽ tăng lên 46.000ha. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu đề ra, ngành nông nghiệp tỉnh phải thực hiện nhiều công việc.  

Xóa dần tập quán canh tác truyền thống

Theo chia sẻ của ngành nông nghiệp tỉnh thì một trong những giải pháp được đơn vị quan tâm tháo gỡ trong quá trình thực hiện Đề án là dần thay đổi thói quen sản xuất theo tập quán truyền thống của người dân về việc đốt rơm rạ ngay trên đồng sau khi thu hoạch lúa. Bởi chính việc đốt rơm rạ ngay trên đồng sẽ tạo ra lượng phát thải khí nhà kính rất lớn, từ đó làm ô nhiễm môi trường, đồng thời còn gây ra nhiều hệ lụy khác như: làm mất chất dinh dưỡng của đất, tiêu diệt các loại thiên địch có ích, dẫn đến phát sinh nhiều dịch bệnh hại lúa, cũng như ảnh hưởng sức khỏe con người do hít khói bụi và ảnh hưởng đến an toàn giao thông khi đốt rơm rạ gần với các tuyến đường vì khói bụi sẽ che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông.

Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Bảo Vệ, nguyên Trưởng khoa Nông nghiệp Trường Đại học Cần Thơ, nhận định: “Việc nông dân đốt rơm rạ được ví như là đốt tiền và bán rơm là bán máu. Bởi rơm rạ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nông dân. Cụ thể, ngành nông nghiệp Hậu Giang cần tăng cường vận động nông dân thu gom rơm rạ ra khỏi đồng ruộng để làm nguyên liệu chất nấm rơm, sau đó ủ thành phân hữu cơ bón cho các loại cây trồng rất tốt. Ngoài ra, có thể khuyến cáo nông dân sử dụng máy cắt lúa kết hợp băm rơm rải đều trên ruộng, sau đó bón vi sinh phân hủy rơm rạ ngay trên đồng để tạo lượng phân hữu cơ cho đất trồng lúa, từ đó giúp nông dân nhẹ bón phân trong quá trình canh tác”.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Mai Văn Trịnh, Viện trưởng Viện Môi trường nông nghiệp, Bộ NN&PTNT, cho rằng: Vùng ĐBSCL có tiềm năng giảm phát thải rất cao. Do đó, khi các địa phương triển khai tốt Đề án lúa chất lượng cao thì đồng nghĩa với việc nông dân sẽ giảm phân bón, không hoặc hạn chế vùi rơm rạ trên đồng ruộng mà thu gom và ủ rơm rạ làm phân bón lại cho đồng ruộng, từ đó mang lại nhiều lợi ích và giảm phát thải hiệu quả”.      

Bên cạnh đốt rơm rạ thì một tập quán canh tác khác cũng đang được ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo người dân cần thay đổi để tham gia sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp là giảm lượng lúa giống trong gieo sạ. Bởi theo thói quen của nông dân là thường gieo sạ mật độ dày từ 160-180kg lúa giống/ha. Chính việc gieo sạ dày làm cho đồng ruộng dễ phát sinh dịch hại, từ đó kéo theo việc lạm dụng thuốc hóa học trong phòng trừ nên gây ảnh hưởng môi trường và tạo ra sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm. Do đó, để thay đổi thói quen trên của người dân, thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều mô hình thiết thực, đặc biệt là những mô hình điểm theo Đề án lúa chất lượng cao do Chính phủ trực triếp chỉ đạo.

Ông Ngô Minh Long, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, thông tin: Thực hiện theo mục tiêu, yêu cầu của Đề án đề ra, từ đầu năm đến nay, ngành nông nghiệp tỉnh đã triển khai thực hiện mô hình điểm được 180ha. Nông dân tham gia mô hình điểm đều áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến như: tưới nước ướt khô xen kẽ, 1 phải 5 giảm, sản xuất lúa bền vững theo tiêu chuẩn SRP... Thông qua các mô hình đã giúp nông dân thay đổi tập quán sản xuất, tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu của thị trường, đảm bảo sức khỏe cho người sản xuất, người tiêu dùng và môi trường. 

Theo đó, một trong những mô hình điểm thực hiện tại huyện Long Mỹ được nông dân đánh giá cao là việc giảm lượng lúa giống trong gieo sạ. Cụ thể, trung bình ruộng mô hình chỉ sạ 90 kg/ha, giảm 20 kg/ha so với ngoài mô hình. Ngoài ra, ruộng mô hình còn thực hiện liên kết sản xuất lúa theo tiêu chuẩn SRP trên nền áp dụng sản xuất lúa theo hướng “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm” kết hợp trồng hoa trên bờ ruộng để tạo môi trường cho thiên địch sinh sống và bắt mồi (sâu, rầy); đồng thời áp dụng tưới nước ướt khô xen kẽ và áp dụng thiết bị bay không người lái để phun thuốc bảo vệ thực vật, từ đó tạo ra sản phẩm lúa gạo chất lượng cao, số lượng lớn và đồng đều, cũng như giúp giảm chi phí sản xuất. Bên cạnh đó, các hộ nông dân trong mô hình cũng thực hiện thu gom rơm ra khỏi ruộng để trồng nấm rơm, qua đây góp phần giảm phát thải khí CO2.

Còn tại huyện Châu Thành A, nông dân thực hiện mô hình điểm trong canh tác lúa theo quy trình khép kín “lúa sạch hơn, xanh hơn, tăng năng suất, kết hợp đo lường lượng giảm phát thải khí nhà kính”, với diện tích 18ha. Ông La Văn Hành, hộ dân lần đầu áp dụng quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp, ở ấp Trường Phước A, xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A, cho hay: “Khi thực hiện mô hình, tôi được tiếp cận với nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong canh tác lúa, nhất là việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và nước được hợp lý hơn so với trước đây, từ đó hạn chế được ô nhiễm môi trường, giảm chi phí trong sản xuất, năng suất lúa tăng, từ đó tăng nguồn lợi nhuận cho nông dân”.

Hậu Giang đặt mục tiêu đến năm 2025 có 28.000ha vùng lúa chất lượng cao gắn với áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong các khâu sản xuất.

Cần liên kết chuỗi sản xuất lúa gạo chặt chẽ hơn

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, nhà khoa học về ngành hàng lúa gạo thì ngoài việc dần thay đổi tập quán sản xuất truyền thống của nông dân, ngành nông nghiệp Hậu Giang nói riêng và vùng ĐBSCL cần thực hiện liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất lúa gạo ngày càng chặt chẽ hơn khi thực hiện Đề án lúa chất lượng cao. Bởi, với sự tham gia đầy đủ và chặt chẽ của doanh nghiệp cung ứng vật tư nông nghiệp, trang thiết bị đầu vào, cũng như doanh nghiệp bao tiêu thu mua sản phẩm lúa gạo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân sản xuất đạt hiệu quả.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt - Bộ NN&PTNT, cho biết: Để thu hút doanh nghiệp tham gia vào liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất lúa gạo thì đòi hỏi ngành nông nghiệp Hậu Giang và vùng ĐBSCL cần xây dựng và phát triển mô hình cánh đồng lớn để tạo ra lượng hàng hóa đủ nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Mặt khác, mô hình cánh đồng lớn trong sản xuất lúa được thực hiện thời gian qua tại vùng ĐBSCL còn mang lại nhiều lợi ích cho nông dân khi tham gia. Cụ thể, mỗi héc-ta lúa tham gia cánh đồng lớn có thể giảm chi phí sản xuất từ 10 đến 15% và giá trị sản lượng có thể tăng từ 20 đến 25%, thu lãi thêm từ 2,2 đến 7,5 triệu đồng/ha so với canh tác thông thường.

Theo phân tích của Cục Trồng trọt, nguyên nhân làm giảm chi phí giá thành sản xuất lúa là do nông dân sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn đã đẩy mạnh việc áp dụng các quy trình canh tác bền vững, giảm lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời còn làm tăng chất lượng, giá trị lúa gạo và giá bán. Đặc biệt, người nông dân được các doanh nghiệp ký kết hợp đồng bao tiêu nên yên tâm sản xuất không lo sợ về đầu ra sản phẩm bị ế ẩm, mất giá.

Ông Nguyễn Tiến Định, Trưởng phòng Kinh tế hợp tác và trang trại, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn - Bộ NN&PTNT, thông tin: Hiện toàn vùng ĐBSCL có khoảng 180 doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo có tham gia thu mua lúa gạo ở ĐBSCL. Do đó, các địa phương vùng ĐBSCL cần có giải pháp thu hút doanh nghiệp đến đầu tư, phát triển vùng nguyên liệu tại địa phương, nhất là tại các khu vực thực hiện theo Đề án lúa chất lượng cao. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, trong quá trình thực hiện mô hình liên kết cần khuyến khích giữa doanh nghiệp với hợp tác xã, tổ hợp tác, thành viên hợp tác xã, tổ hợp tác; không khuyến khích hình thức mua bán kém bền vững. Cần khuyến khích liên kết từ khâu sản xuất - thu hoạch - bảo quản - chế biến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, phù hợp yêu cầu thị trường góp phần ổn định, nâng cao giá bán, giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả, mang lại lợi ích cho nông dân, hạn chế phá vỡ hợp đồng.

Ông Ngô Minh Long, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết: Trong thời gian tới, ngành nông nghiệp tỉnh sẽ tiếp tục tổ chức sản xuất lại một cách bài bản, đồng bộ, trong đó quan tâm xây dựng và phát triển mô hình cánh đồng lớn trong canh tác lúa gắn với hình thành HTX, tổ hợp tác hay tổ chức của nông dân. Bên cạnh đó, khuyến khích doanh nghiệp tham gia Đề án ký kết hợp đồng liên kết với các HTX gắn với đào tạo, tập huấn, chuyển giao cho nông dân trồng lúa về các biện pháp canh tác bền vững. Thông qua việc xây dựng các chuỗi liên kết bền chặt và ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học kỹ thuật, Hậu Giang sẽ từng bước hình thành vùng sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn tăng trưởng xanh theo mục tiêu mà Đề án đã đề ra.

HỮU PHƯỚC

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: