Khai phá thị trường xuất khẩu tiềm năng từ khu vực Á-Âu Tín hiệu sáng từ các thị trường xuất khẩu lớn Cơ hội mở rộng thị trường xuất,ởthịtrườngxuấtkhẩkq bong y nhập khẩu hàng hóa cho vùng Đông Nam bộ Cơ hội mở cho doanh nghiệp khai thác thị trường Hoa Kỳ |
Thu mua sầu riêng ở huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng). Ảnh: TTXVN |
Rộng cửa cho hàng xuất khẩu
PGS.TS. Tạ Văn Lợi, Viện trưởng Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: Chủ động trước xu thế Hiện chúng ta xuất khẩu nhiều đến các thị trường trọng điểm tại châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản… nhưng cũng nhập khẩu nhiều nguyên vật liệu từ Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước ASEAN… nên cần mở rộng và tiếp cận nhiều thị trường hơn. Đáng nói là lợi ích của toàn cầu hóa không phải là chia đều cho các quốc gia mà quốc gia nào có càng nhiều năng lực và tiềm lực thì sẽ chiếm được nhiều lợi thế hơn. Trong khi Việt Nam vẫn là một quốc gia đang phát triển, năng lực của doanh nghiệp còn tương đối yếu nên cơ hội mở ra nhưng phần nhận được vẫn không quá lớn. Hiểu được vấn đề này, các cơ quan quản lý đang rất tích cực hỗ trợ doanh nghiệp trong xúc tiến thương mại, mở ra nhiều cơ hội giao thương cho doanh nghiệp. Nhưng các doanh nghiệp cần chủ động cải tiến mô hình quản lý, đầu tư vào cơ sở hạ tầng để đáp ứng những yêu cầu mới, tiêu chuẩn mới khi hàng rào kỹ thuật ngày càng khắt khe hơn. Đặc biệt, các doanh nghiệp cần hiểu để nắm rõ xu thế, chẳng hạn như làn sóng về sản phẩm công nghệ bán dẫn hay sản phẩm xanh, từ đó đổi mới và cập nhật công nghệ mới cùng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng. |
Hiện hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt tại gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đáng chú ý, Việt Nam đã có 33 thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD và 6 thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu năm 2023 có sự suy giảm so với năm trước nhưng nền kinh tế vẫn duy trì xuất siêu năm thứ 8 liên tiếp. Theo các chuyên gia, có được kết quả này là nhờ sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, nhất là việc thực hiện theo các chỉ đạo của Chính phủ về đa dạng và tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới.
Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, từ chỗ các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu sang khoảng 80 thị trường trên thế giới thì đến nay đã xuất khẩu sang hơn 104 thị trường. Mục tiêu ngành dệt may đề ra đến năm 2030 là tăng trưởng khoảng 6,8-7,2% mỗi năm và mục tiêu đến năm 2030 đạt kim ngạch xuất khẩu 68-70 tỷ USD.
Nhiều doanh nghiệp trong các ngành chế biến nông sản, thủy sản cũng đã phát triển thêm các thị trường mới như Trung Đông, châu Phi… để duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu. Việc này có nhiều thuận lợi bởi Việt Nam đã có các Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các thị trường mới còn nhiều tiềm năng.
Theo Bộ Công Thương, đến nay, Việt Nam đã ký kết thành công 16 FTA với hơn 60 đối tác, trong đó hầu hết là những nền kinh tế lớn, phủ rộng khắp các châu lục, chiếm gần 90% GDP toàn cầu, tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu và cải thiện cán cân thương mại. Năm 2023, nước ta đã kết thúc đàm phán với Israel và ký biên bản kết thúc đàm phán có điều kiện với Các Tiểu vương quốc Ả Rập (UAE), mở ra cánh cửa vào thị trường Trung Đông với quy mô GDP khoảng 2.000 tỷ USD.
Các FTA đã ký kết giúp mở rộng cánh cửa cho hàng hóa xuất khẩu. Đơn cử như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), tỷ lệ sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ CPTPP (C/O CPTPP) của hầu hết mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tích cực và tăng đáng kể so với các năm trước. Trong đó, gạo tăng hơn 2.503%; sắn và các sản phẩm từ sắn tăng gần 3.649%; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác tăng hơn 134%...
Vì thế, năm 2024, để thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, Chính phủ đã nêu rõ nhiệm vụ phải củng cố các thị trường truyền thống, đồng thời thúc đẩy đàm phán, ký kết các FTA với UAE, khu vực Mỹ La-tinh, tiếp tục mở rộng xuất khẩu vào khu vực châu Phi, thị trường Halal…
Đáp ứng "luật chơi"
Xúc tiến thương mại là một trong những hoạt động quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu. Các doanh nghiệp ngành dệt may chia sẻ sẽ đa dạng hóa nguồn cung nguyên phụ liệu cũng như mở rộng thị trường xuất khẩu bằng cách nâng cao năng lực marketing, tìm kiếm khách hàng. Tương tự, đại diện một số doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ tại Hà Nội cho hay sẽ mạnh dạn hơn trong đầu tư cơ sở hạ tầng để vừa đón đầu cơ hội sản xuất kinh doanh trong nước trước làn sóng dịch chuyển đầu tư vừa đáp ứng các yêu cầu xuất khẩu đi các thị trường mới như tại Đông Âu, Đông Nam Á…
Còn theo ông Đặng Phúc Nguyên, Chủ tịch Hiệp hội Rau, quả Việt Nam, xuất khẩu rau, quả Việt Nam năm 2024 sẽ khởi sắc nhờ các mặt hàng chủ lực như: sầu riêng, thanh long, chuối, mít, xoài,… thậm chí kim ngạch có thể lập kỷ lục mới, ít nhất đạt 6 tỷ USD, kỳ vọng có thể đạt 6,5 tỷ USD. Đặc biệt, các doanh nghiệp rau, quả Việt Nam cũng kỳ vọng hơn khi các Nghị định thư về xuất khẩu sang Trung Quốc về chuối, sầu riêng, dưa hấu… đã được ký kết. Ngoài ra, các giải pháp về hạ tầng được giải quyết như đường sắt, đường bộ kết nối cùng việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, thủ tục thông quan sẽ tạo cơ hội cho các mặt hàng nông sản tăng trưởng và mở rộng thị trường.
Nhưng theo các chuyên gia, việc mở rộng thị trường đang phải đối mặt với nhiều “luật chơi” mới, nhất là những yêu cầu về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, đảm bảo các yếu tố xanh… Nhiều nền kinh tế trên thế giới đã đặt ra những quy định liên quan môi trường khắt khe hơn đối với hàng hóa nhập khẩu. Chẳng hạn như việc áp dụng cơ chế EPR (trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất), CBAM (cơ chế điều chỉnh biên giới carbon)…
Chuyên gia kinh tế, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, xu hướng xanh hóa, kinh doanh tuần hoàn diễn ra nhanh là thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp cần đa dạng hóa nguồn vốn và thị trường, đối tác, nguồn cung. Còn theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập (Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI), việc thực hiện chuyển đổi xanh sẽ tác động trực tiếp tới tiến trình thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam, giúp các doanh nghiệp tiến gần hơn đến các tiêu chuẩn xuất khẩu, đáp ứng được đa dạng thị trường.