Cơn bão suy thoái kinh tế ở nhiều nơi trên thế giới đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống toàn cầu. Nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ,đạigiatronggiớicôngnghệlỗbêbếtnhấtnăsoi keo so sản xuất thiết bị công nghệ cũng không thoát khỏi cảnh bết bát. Dưới đây là danh sách 10 ông lớn trị giá hàng tỷ USD của ngành công nghiệp IT bị thua lỗ nặng năm vừa qua 1- Amazon Người khổng lồ bán lẻ trực tuyến có vốn hóa thị trường ước tính trên 150 tỷ USD này đã trải qua một năm 2014 cực kỳ tồi tệ. Riêng quý III/2014, Amazon lỗ tới 544 triệu USD. Đây cũng là quý kinh doanh bết bát nhất của Amazon kể từ năm 2000, thời điểm cổ phiếu của họ sụt giảm đến 80%. Người bị ảnh hưởng nặng nề nhất tất nhiên là CEO Jeff Bezos, hiện đang nắm giữ cổ phần lớn nhất tại Amazon với 84 triệu cổ phiếu – tương đương 18,3% cổ phần. Với việc cổ phiếu của hãng thương mại điện tử này sụt giảm 22% trong năm qua, tài sản của ông đã “bốc hơi” đến 7,4 tỷ USD. 2- Sony Từng là biểu tượng của ngành công nghiệp Nhật Bản, gần đây Sony đang trải qua thời kỳ khó khăn. Các hãng xếp hạng tín nhiệm đã đồng loạt hạ xếp hạng tín dụng của ông lớn này xuống mức “BB-”, tương đương với mức “rác”. Năm 2014, ước tính Sony lỗ khoảng 2,15 tỷ USD, cao gần gấp 5 lần con số dự báo từ đầu năm tài khóa này. Nguyên nhân chính là sự sụt giảm trong kết quả kinh doanh mảng điện thoại di động, vốn phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các địch thủ Apple và Samsung, nay còn bị đe dọa thị phần từ các hãng điện thoại của nước láng giềng Trung Quốc. 3- Blackberry Các fan hâm mộ của “Dâu đen” hẳn đều thấy vui mừng khi kết quả kinh doanh mới nhất quý III/2014 cho thấy, Blackberry chỉ lỗ ròng 148 triệu USD. Con số này rõ ràng khả quan hơn rất nhiều so với khoản lỗ tới… 4,4 tỷ USD cùng kỳ năm trước. Sau một năm nắm quyền, CEO John Chen đã bước đầu thành công với những cải cách chiến lược của mình. BlackBerry Passport, chiếc smartphone cao cấp nhất của hãng tính đến thời điểm này đã nhận được rất nhiều phản ứng tích tực từ cộng đồng người dùng. Ông John Chen tự tin cho biết: "Rất có thể trong năm tài chính 2015 chúng tôi sẽ có lợi nhuận”. 4- Twitter Những năm gần đây, mạng xã hội khổng lồ này liên tục thua lỗ. Số liệu báo cáo mới nhất cho thấy, quý III/2014 Twitter lỗ ròng 175 triệu USD, mặc dù số người dùng đăng ký mới trung bình mỗi tháng là 284 triệu người, tăng 23% so với cùng thời gian này năm ngoái. Tháng 11/2014, cơ quan xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor's (S&P) vừa hạ chỉ số xếp hạng tín nhiệm nợ của Twitter xuống thấp hơn 3 bậc so với chỉ số đánh giá đầu tư, chỉ còn là “BB-”, tương đương với mức “rác”. Theo S&P, các dự án đầu tư của Twitter quá tràn lan trong khi mức tăng doanh thu khá chậm. 5- Sprint Nhà mạng lớn thứ 3 ở Mỹ tiếp tục có một năm kinh doanh đầy khó khăn. Báo cáo quý III/2014 cho thấy, hãng viễn thông này đã lỗ ròng 765 triệu USD. Doanh thu trước thuế cho cả năm 2014 là khoảng 5,9 tỷ USD, thấp hơn so với con số kỳ vọng hồi đầu năm là 6,9 tỷ USD. Một trong những nguyên nhân chính cho kết quả kinh doanh tệ hại này là do số thuê bao sụt giảm. Quý III vừa qua, lượng khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ hàng tháng của Sprint đã giảm 272.000 thuê bao. Trong khi đó, cả 3 nhà mạng còn lại trong top 4 ở Mỹ là Verizon, AT&T và T-Mobile US đều có lượng người dùng tăng lên. Sprint cho biết họ sẽ sớm phải tinh giảm 2.000 nhân công. 6- AMD Ít ngày trước đây, hãng sản xuất chip vi xử lý lớn thứ nhì thế giới AMD vừa công bố kết quả kinh doanh quý IV năm 2014. Theo đó, hãng lỗ ròng 364 triệu USD. Tính chung cả năm, AMD lỗ 403 triệu USD, so với chỉ 83 triệu USD của năm 2013. Doanh thu từ bộ phận quan trọng nhất đối với AMD là máy tính và đồ họa (chiếm trên 50% tổng doanh thu của hãng) giảm 15% so với quý trước, và giảm 16% so với 2013. Nguyên nhân chính là do kết quả kinh doanh yếu kém của chip vi xử lý cho máy tính để bàn và chip đồ họa GPU. 7- Sharp Mới đây, nhà sản xuất hàng điện tử hàng đầu Nhật Bản vừa đưa ra dự báo năm tài chính 2014 hãng sẽ lỗ ròng 30 tỷ Yên (255 triệu USD). Đây là con số bị đảo ngược lại hoàn toàn, khi mà nửa năm trước đây hãng còn lạc quan dự báo 2014 sẽ lãi 30 tỷ Yên. Cho đến hết quý III/2014, tình hình vẫn có vẻ khả quan. Tuy nhiên ngay sau đó, mọi thứ bắt đầu xấu đi khi Ngân hàng TW Nhật Bản mở rộng chương trình nới lỏng tiền tệ và đẩy giá đồng Yên xuống thấp hơn. Kết quả là doanh thu các sản phẩm tivi LCD, đồ gia dụng và tấm thu năng lượng mặt trời đều sụt giảm nghiêm trọng. 8- Snapchat
Trong thời điểm bước sang năm mới 2015, ứng dụng tin nhắn tự hủy Snapchat đã kêu gọi vốn thành công và tăng thêm được gần 500 triệu USD. Một tháng trước đó, công ty này được định giá 10 tỷ USD, nằm trong top 5 công ty khởi nghiệp ngành công nghệ trị giá nhất thế giới. Hiện Snapchat đã thu hút được hơn 100 triệu người dùng thường xuyên. Mặc dù rất nổi tiếng nhưng ứng dụng này gần như chưa có doanh thu. Snapchat chỉ mới bắt đầu thử nghiệm chèn quảng cáo vào từ tháng 10/2014. 9- Box
Nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ dữ liệu trên nền điện toán đám mây Box vừa chính thức chào sàn chứng khoán New York hôm 23/1 vừa qua. Giá trị cổ phiếu của công ty này tại thời điểm IPO là 1,6 tỷ USD. Ngay ngày đầu niêm yết, trị giá cổ phiếu đã tăng vọt lên 66%. Theo công ty này tiết lộ, trong danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất nước Mỹ của tạp chí Fortune mới được công bố, có tới 40% đang sử dụng dịch vụ của Box, với những tên tuổi như NBC, Fox, Schneider Electric, P&G… Dù vậy, năm qua họ vẫn bị lỗ 170 triệu USD do phải gánh những chi phí đầu tư khổng lồ cho hạ tầng công nghệ đắt đỏ. 10- Zynga Hãng game danh tiếng này là cha đẻ của tựa game FarmVille đình đám một thời trên mạng xã hội Facebook, liên tục trong hơn 2 năm có số người chơi đông đảo nhất Facebook kể từ khi ra đời vào giữa 2009. Tuy nhiên, năm 2014 vừa qua đã đánh dấu một năm kinh doanh thua lỗ nặng nề của Zynga. Kết quả báo cáo quý III cho thấy, công ty lỗ ròng 57 triệu USD. Dự đoán lỗ ròng cả 2014 là khoảng 230 triệu USD./. Ngọc Vũ (Theo CNN Money) |