【dự đoán nhà cái】Vướng mắc liên quan đến mã số HS, xuất xứ hàng hóa được tháo gỡ
Công ty Cổ phần SPTECH cho biết, DN NK mặt hàng sợi Carbon phục vụ tăng cường kết cấu công trình từ Singapore, không sản xuất được trong nước từ năm 2011 đến nay và đến năm 2017 khi kiểm tra sau thông quan, cơ quan Hải quan đổi mã HS Code cho mặt hàng này tăng thuế từ 12-15%. DN nhận thấy việc áp mã số này chưa thỏa đáng vì mã số 68151091 là áp cho mặt hàng sợi Carbon DN NK là đúng vì các nước trong ASEAN như Singapore, Indonesia.. hiện đang áp cùng mã HS Code trên đối với cùng mặt hàng sợi Carbon SCH41 mà DN đang NK. Do vậy, việc áp mã 68151099 của cơ quan Hải quan là không thống nhất với thông lệ chung của khối ASEAN.
DN cho rằng, việc áp mã HS Code gây ra rất nhiều khó khăn cho DN vì truy thu thuế và ảnh hướng lớn đến tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh và cạnh tranh của DN. Do vậy, DN cần phải làm gì? Cơ quan chức năng sẽ làm gì để hỗ trợ DN? Vì sao khiếu nại tới cơ quan Hải quan thì DN chỉ nhận được câu trả lời không đủ thẩm quyền giải quyết?
Về vấn đề DN nêu, theo Tổng cục Hải quan, việc áp mã số HS và áp lại mã số HS phải căn cứ vào bản chất, thành phần, công dụng và tên gọi của hàng hóa đồng thời tuân thủ 6 quy tắc phân loại và các chú giải pháp lý. Trường hợp cơ quan Hải quan không đủ điều kiện để xác định tính chính xác đối với nội dung khai của người khai hải quan thì cơ quan Hải quan trưng cầu giám định của tổ chức giám định theo quy định của pháp luật và căn cứ kết quả giám định để quyết định việc áp mã số HS.
Mặt hàng DN gọi là sợi Carbon SCH 41 đã được cơ quan Hải quan lấy mẫu phân tích, phân loại và xác định là sản phẩm dệt thoi chủ yếu đi từ sợi carbon có mã số 68.15.1099. Do đó, trường hợp DN không đồng ý với kết quả kiểm tra sau thông quan thì có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định pháp luật.
Công ty CP May Sài Đồng phản ánh, DN đã nhập cùng một loại vải, cùng nhà cung cấp nhưng lại bị tham vấn giá, dẫn đến DN nộp thiếu mấy trăm nghìn đồng thuế và bị phạt.
Tổng cục Hải quan cho biết, căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính thì người khai hải quan tự kê khai, tự xác định trị giá hải quan theo các nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan quy định tại Luật Hải quan 2014, Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, tính trung thực của các nội dung kê khai và kết quả tự xác định trị giá hải quan.
Cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra nội dung khai báo của DN. Trường hợp có nghi vấn về trị giá khai báo, cơ quan Hải quan thực hiện tham vấn giá theo quy định tại Điều 25 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính; xác định trị giá, ấn định thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.
Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho DN giảm bớt việc kiểm tra, tham vấn thì Điểm b Khoản 3 Điều 25 Thông tư 38/2015/TT-BTC có quy định về tham vấn 1 lần để áp dụng cho nhiều lần XNK. Đề nghị DN nghiên cứu quy định nêu trên để thực hiện. Nội dung về tham vấn 1 lần đang được các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu sửa đổi nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho DN XNK.
Công ty Camso Việt Nam đề nghị cơ quan Hải quan hướng dẫn việc khai báo Hải quan, chứng nhận xuất xứ cho hàng XK từ Việt Nam có tàu trung chuyển tại Singapore sau đó đến Indonesia (có quy định chung trong khối ASEAN).
Tổng cục Hải quan cho biết, việc khai báo thông tin tờ khai XK, trong đó có khai báo về xuất xứ hàng hóa được hướng dẫn tại Điều 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC.
Quy định về vận chuyển trực tiếp được hướng dẫn tại Điều 8 Phụ lục 1 và Điều 21 Phụ lục 7 Thông tư số 22/2016/TT-BCT của Bộ Công Thương. Đề nghị DN nghiên cứu để thực hiện theo quy định.
Công ty CP Acecook Việt Nam yêu cầu cơ quan Hải quan hướng dẫn về cách xử lý khác biệt nhỏ trên C/O đối với mã HS liên quan đến quy định tại Thông tư 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính và Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 22/2016/TT-BCT Bộ Công Thương.
Về vấn đề này, theo Tổng cục Hải quan, tại Khoản 2, Điều 16 Thông tư 22/2016/TT-BCT quy định: Trong trường hợp có sự khác biệt về phân loại mã số HS đối với hàng hoá hưởng ưu đãi thuế quan giữa nước thành viên XNK, hàng hoá NK được thông quan phải chịu mức thuế suất thuế NK ưu đãi (MFN) hoặc mức thuế suất thuế NK ưu đãi đặc biệt cao hơn, tùy thuộc vào việc đáp ứng Quy tắc xuất xứ thích hợp và người NK không bị phạt hoặc không phải chịu thêm một khoản phí nào khác theo quy định của pháp luật nước thành viên NK. Sau khi làm rõ sự khác biệt về phân loại mã số hàng hóa, mức thuế ưu đãi đúng sẽ được áp dụng và phần thuế đóng vượt quá mức, nếu có, sẽ được hoàn lại theo quy định của pháp luật nước thành viên NK ngay khi các vấn đề này được giải quyết.
Khoản 2c.8 Điều 26 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định việc: Cơ quan Hải quan chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ trong trường hợp có khác biệt nhỏ, không ảnh hưởng đến tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ và bản chất xuất xứ của hàng hóa NK, trong đó có lỗi nhỏ như sự khác biệt mã số trên C/O với mã số trên tờ khai hàng hóa NK nhưng không làm thay đổi bản chất xuất xứ hàng hóa.
Tổng cục Hải quan đề nghị DN cung cấp thông tin cụ thể về hàng hóa NK gặp vướng mắc như trên để đơn vị nghiên cứu, trả lời DN một cách cụ thể hơn.