【bang xep hang tho nhi ki】Bộ Công Thương "từ chối" tiếp quản giá sữa
Phụ thuộc các bộ chuyên ngành
Trong dự thảo trình Chính phủ cuối tháng 8-2016 về nội dung sửa đổi,ộCôngThươngampquottừchốiampquottiếpquảngiásữbang xep hang tho nhi ki bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá, Bộ Tài chính đã đề nghị chuyển giao nhiệm vụ quản lý giá sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi sang Bộ Công Thương.
Nêu rõ hơn về nội dung này, Bộ Tài chính cho hay: Trong những tháng đầu năm 2014, mặt hàng này đã được Chính phủ đưa vào thực hiện bình ổn giá, đây là mặt hàng duy nhất từ khi Luật Giá và Nghị định số 177 có hiệu lực thi hành đã được Chính phủ chỉ đạo thực hiện chủ trương và các biện pháp bình ổn giá.
Việc triển khai thực hiện bình ổn giá sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thời gian qua đã đạt được kết quả tốt giúp ổn định mặt bằng giá sữa trên thị trường, giảm gánh nặng chi phí bất hợp lý cho người tiêu dùng do giá sữa tăng quá cao bất hợp lý, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định tình hình xã hội.
Tuy nhiên, việc triển khai và phối hợp giữa các cấp, ban, ngành từ Trung ương tới địa phương vẫn gặp nhiều khó khăn.
Theo Bộ Tài chính, mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi lại gồm nhiều thương hiệu, chủng loại khác nhau và khi bắt đầu thực hiện biện pháp bình ổn giá thì danh mục này do Bộ Y tế quản lý nhưng chưa được ban hành. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương quản lý cơ quan tham tán thương mại ở nước ngoài, qua đó có thế nắm được tình hình giá sữa nhập khẩu của các thị trường, diễn biến giá, nguồn cung thị trường thế giới và đồng thời có hệ thống cơ quan quản lý thị trường, quản lý cạnh tranh.
Do đó, khi Bộ Tài chính chủ trì thực hiện bình ổn giá sữa nêu trên phụ thuộc nhiều vào công tác phối hợp của các Bộ chuyên ngành. Tại địa phương, Sở Tài chính được Ủy ban nhân dân tỉnh giao chủ trì triển khai, hướng dẫn công tác bình ổn giá sữa lúc đầu cũng gặp nhiều vướng mắc do chưa có Danh mục mặt hàng sữa do Bộ Y tế quản lý, việc kiểm tra, giám sát các tổ chức, cơ sở kinh doanh sữa trên địa bàn tỉnh rất khó khăn và phải dựa vào cơ quan quản lý thị trường.
Trên cơ sở thực tiễn điều hành, quản lý giá sữa trong thời gian vừa qua, Bộ Tài chính nhận thấy vai trò của Bộ Công Thương rất quan trọng từ khâu nhập khẩu đến khâu lưu thông sữa trên thị trường do hơn 70% nguồn cung sữa bột trong nước là nguồn sữa nhập khẩu.
Ngày 10-9-2015, Bộ Tài chính đã có tờ trình gửi Chính phủ nêu các quy định và thực tiễn về quản lý giá sữa dành cho trẻ em dưới tuổi thời gian vừa qua, sự cần thiết chuyển giao nhiệm vụ quản lý giá sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi sang Bộ Công Thương.
Ngày 29-9-2015, Văn phòng Chính phủ cũng đã thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định số 177 để khắc phục những bất cập nảy sinh trong quá trình thực hiện và phù hợp với những quy định mới sau khi Luật phí, lệ phí được Quốc hội thông qua.
Với những nguyên do đó, trong dự thảo lần này, Bộ Tài chính đề xuất chuyển sang Bộ Công Thương tiếp nhận và rà soát biểu mẫu đăng ký giá và hướng dẫn đối với mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Từ chối tiếp quản
Mới đây, khi tham gia ý kiến vào bản dự thảo nói trên của Bộ Tài chính, Bộ Công Thương bày tỏ quan điểm không tiếp nhận vai trò chủ trì việc quản lý mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Dẫn chiếu các quy định pháp luật hiện hành, Bộ Công Thương nhiều văn bản nêu rằng Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra yếu tố hình thành giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá. Trong khi đó, Bộ Công Thương chỉ có vai trò phối hợp và chủ trì quản lý về phát triển thương mại cũng như thị trường trong nước, đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa, điều tiết lưu thông hàng hóa trong từng thời kỳ,...
Đóng góp trực tiếp vào dự thảo, Bộ Công Thương nêu: Theo chức năng nhiệm vụ Chính phủ giao và phù hợp với đề xuất của Bộ Tài chính, đơn vị chủ trì quản lý nhà nước, hướng dẫn chi tiết các quy định đối với các mặt hàng thực phẩm chức năng, sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi là Bộ Y tế.
Để phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành và thực tế quản lý, cơ quan này đề nghị Bộ Tài chính tiếp tục làm đầu mối chủ trì như hiện nay hoặc phối hợp với Bộ Y tế trong việc tiếp nhận văn bản kê khai giá, đăng ký giá và áp dụng các biện pháp bình ổn giá đối với các mặt hàng thực phẩm chức năng cho trẻ em dưới 6 tuổi và sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Theo chức năng nhiệm vụ, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục là cơ quan phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Y tế trong việc thực hiện quản lý nhà nước về phát triển thị trường và hệ thống phân phối các mặt hàng trong đó có sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi và thực phẩm chức năng cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Các ý kiến đóng góp về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 177 vẫn đang tiếp tục được Bộ Tài chính tổng hợp để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
相关文章
Lãi suất huy động ngày 6/1: Lãi suất ngân hàng tiếp tục tăng mạnh
Ảnh minh họa.Như vậy, theo thống kê, trong những ngày đầu tiên của năm mới 2025, đã có 6 ngân hàng t2025-01-11Đường hướng đến phồn vinh, hạnh phúc của Việt Nam
Ban Thời sựTổng Bí thư, Chủ tịch nước: Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới"Đường lối đổi m2025-01-11Hàng triệu cán bộ, công chức phải kê khai tài sản, thu nhập trong năm mới
Trao đổi với VietNamNet TS Đinh Văn Minh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra Chính phủ cho biết, theo2025-01-11Đại biểu dự Đại hội Đảng XIII được bố trí ăn, nghỉ tập trung
Chiều 22/1, thông tin về công tác tham mưu, tổ chức phục vụ Đại hội Đảng, Phó Chánh Văn phòng Trung2025-01-11Ô tô tông sập lan can rồi lao xuống sông Đồng Nai
Chiều 28/8, lực lượng cứu hộ và cứu nạn Công an TP Tân Uyên, tỉnh Bì2025-01-11Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Đề án 06 tạo đột phá trong chuyển đổi số quốc gia
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Tạo động lực khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai Phó Thủ tướng2025-01-11
最新评论