当前位置:首页 > Cúp C2

【tỷ lệ đặt cược】TP. Hồ Chí Minh: Điều chỉnh vốn đầu tư công để tăng hiệu quả sử dụng

Giảm hơn 1,ồChíMinhĐiềuchỉnhvốnđầutưcôngđểtănghiệuquảsửdụtỷ lệ đặt cược1 nghìn tỷ đồng từ các dự án "ì ạch"

Theo tờ trình điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công năm 2024 nguồn vốn ngân sách địa phương được UBND TP. Hồ Chí Minh trình HĐND, năm 2024 TP. Hồ Chí Minh được giao tổng số vốn đầu tư công ngân sách địa phương là 75.577 tỷ đồng.

TP. Hồ Chí Minh với khát vọng về một đô thị hiện đại, xứng tầm
Một góc trung tâm TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Đỗ Doãn

Để sử dụng hiệu quả, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công của địa phương và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án được bổ sung vốn trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, UBND thành phố xin điều chỉnh tăng 1.112 tỷ đồng để bố trí vốn thực hiện các dự án chuyển tiếp, khởi công mới đã được cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư, quyết định điều chỉnh dự án đầu tư; các dự án chuẩn bị đầu tư đã được quyết định chủ trương đầu tư; các nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư và các dự án trình HĐND Thành phố quyết định chủ trương đầu tư, điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư tại cùng kỳ họp.

HĐND TP. Hồ Chí Minh giao UBND thành phố chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của từng số liệu, số vốn bố trí của từng dự án; đảm bảo đúng quy định pháp luật về đầu tư công, ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật khác liên quan; đúng các nguyên tắc bố trí vốn được HĐND thông qua; có giải pháp hỗ trợ chủ đầu tư tháo gỡ khó khăn đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án đảm bảo đúng thời gian đã được cơ quan có thẩm quyền quy định, hạn chế việc dàn trải, kéo dài và không để nợ đọng xây dựng cơ bản. Bên cạnh đó, có giải pháp hữu hiệu trong quản lý nợ công, đảm bảo không vượt trần nợ công theo quy định pháp luật hiện hành

Nội dung này đã được HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026 thông qua. Theo đó, 2,8 tỷ đồng dùng tăng vốn đối ứng cho các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; 14,2 tỷ đồng tăng vốn cho công tác chuẩn bị đầu tư các dự án sử dụng vốn ngân sách thành phố; 778,1 tỷ đồng tăng vốn các dự án sử dụng vốn ngân sách thành phố tập trung; 0,3 tỷ đồng tăng vốn các dự án trước đây sử dụng vốn ngân sách quận và vốn ngân sách thành phố bổ sung có mục tiêu cho các quận; 317 tỷ đồng bổ sung có mục tiêu cho các huyện, TP Thủ Đức, trong đó vốn cho các dự án thực hiện Chương trình Nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 hơn 150,9 tỷ đồng.

Tuy nhiên, để không thay đổi mức vốn đầu tư công năm 2024 được giao, Hội đồng nhân dân thành phố cũng quyết nghị giảm số vốn tương ứng, trong đó điều chỉnh giảm vốn đối ứng dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài 6 tỷ đồng; giảm vốn các dự án sử dụng vốn ngân sách thành phố tập trung hơn 1.106 tỷ đồng; giảm vốn ngân sách thành phố bổ sung có mục tiêu cho các huyện, TP. Thủ Đức gần 500 triệu đồng.

Điều chỉnh, bổ sung gần 2.242 tỷ đồng vốn đầu tư công trung hạn

Cùng với điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2024, HĐND TP. Hồ Chí Minh cũng thống nhất thông qua việc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 nguồn vốn ngân sách địa phương.

Theo đó, điều chỉnh giảm kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 của các dự án đã có quyết định phê duyệt quyết toán, nghiệm thu khối lượng hoàn thành và không còn nhu cầu sử dụng vốn với tổng số vốn điều chỉnh giảm hơn 2.441,9 tỷ đồng.

Rạch Bàu Trâu, một trong nhiều dự án tại TP. Hồ Chí Minh bị giảm vốn lớn. Ảnh: Việt Dũng
Dự án cải tạo Rạch Bàu Trâu, một trong nhiều dự án bị giảm vốn lớn tại TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Việt Dũng

Trước đó, tháng 3/2024, UBND thành phố đã báo cáo HĐND thành phố số vốn được bố trí có khả năng điều chỉnh giảm từ các dự án đã triển khai nhưng không sử dụng hết do giảm giá thông qua đấu thầu, giảm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, không sử dụng chi phí dự phòng... khoảng 16.056 tỷ đồng.

Trong đó, giảm vốn trung hạn từ dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 là 6.129 tỷ đồng và các dự án chuyển tiếp sử dụng vốn ngân sách thành phố là 9.927 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện nay, một số dự án đã bố trí kế hoạch vốn 2024 đang được rà soát và chuẩn xác số liệu giải ngân (theo giá trị nghiệm thu, quyết toán của cấp có thẩm quyền) trước khi điều chỉnh giảm vốn trung hạn cho tất cả dự án theo kế hoạch đã báo cáo, để đảm bảo hoàn thành dự án, không gây nợ đọng xây dựng cơ bản.

Do vậy, để hạn chế điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 cho cùng một dự án nhiều lần (do chưa xác định được giá trị nghiệm thu, quyết toán của dự án), UBND thành phố đề xuất giảm vốn trung hạn các dự án đã có quyết định phê duyệt quyết toán, nghiệm thu khối lượng hoàn thành và không còn nhu cầu sử dụng vốn với tổng số vốn điều chỉnh giảm là 2.441,9 tỷ đồng.

Số vốn được đề xuất điều chỉnh giảm, UBND thành phố đề xuất cân đối, bố trí cho các dự án đủ điều kiện bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025. Chẳng hạn, các dự án chuyển tiếp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành cần bổ sung vốn để tất toán dự án. Dự án chuyển tiếp đang thực hiện, không tăng tổng mức đầu tư và không phải thực hiện thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án, có nhu cầu bổ sung vốn là 1.750 tỷ đồng. Đây là các dự án cần thiết ưu tiên cân đối bố trí vốn, đảm bảo không để nợ đọng cơ bản và phù hợp với thứ tự ưu tiên phân bổ vốn.

Bổ sung vốn cho các dự án giải ngân tốt

Theo các nghị quyết về điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công năm 2024 và trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 được HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026 thông qua, trước khi tiến hành giao vốn cho từng dự án nêu trên, UBND thành phố phải chỉ đạo các sở, ngành liên quan rà soát kỹ pháp lý của từng dự án, chỉ bố trí vốn cho các dự án đảm bảo đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, chịu hoàn toàn trách nhiệm khi chi kinh phí thực hiện dự án không đúng quy định, không bố trí vượt tổng mức đầu tư của dự án. Đảm bảo cân đối đủ vốn theo kế hoạch được giao theo đúng các quy định pháp luật về đầu tư công, ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật khác liên quan, đúng mục đích, tiết kiệm, đảm bảo mục tiêu, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; đảm bảo yêu cầu về chất lượng, an toàn công trình, tiến độ dự án, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát, lãng phí ngân sách và tài sản nhà nước.

Cùng với đó, thường xuyên rà soát tiến độ thực hiện, giải ngân của các dự án để có phương án điều hòa, điều chuyển vốn giữa các dự án các đợt trong năm, trong đó giảm vốn của các dự án giải ngân thấp để ưu tiên bổ sung cho các dự án giải ngân cao nhằm nâng cao tỷ lệ giải ngân theo quy định.

分享到: