【soi kèo paraguay】Quá trình XNK của Việt Nam thuận lợi hơn nhờ Hải quan điện tử

  发布时间:2025-01-25 09:49:06   作者:玩站小弟   我要评论
Chỉ số giao dịch thương mại qua biên giới của Việt Nam tăng 15 bậc. Ảnh: N.Linh. Hoạt động cải cách soi kèo paraguay。

qua trinh xnk cua viet nam thuan loi hon nho hai quan dien tu

Chỉ số giao dịch thương mại qua biên giới của Việt Nam tăng 15 bậc. Ảnh: N.Linh.

Hoạt động cải cách chủ yếu được WB ghi nhận đó là “quá trình XNK của Việt Nam đã thuận lợi hơn do áp dụng hiệu quả hệ thống thông quan Hải quan điện tử”.

Thời gian thông quan hàng hóa đứng top 4 Đông Nam Á

TheátrìnhXNKcủaViệtNamthuậnlợihơnnhờHảiquanđiệntửsoi kèo paraguayo phân tích của Tổng cục Hải quan, chỉ số “Giao dịch thương mại qua biên giới” là kết quả đo lường thời gian và chi phí thực hiện toàn bộ quá trình XK, NK hàng hóa, gồm 3 hoạt động chính. Hoạt động 1 là chuẩn bị và thực hiện bộ hồ sơ xuất khẩu, nhập khẩu: Khai báo, chuẩn bị, nộp các chứng từ về vận tải, thông quan, kiểm tra thực tế, bốc xếp hàng hóa theo yêu cầu của các cơ quan liên quan (Hải quan, kiểm tra chuyên ngành, kinh doanh cảng, hãng tàu). Hoạt động 2, thực hiện các loại thủ tục tại biên giới: Thủ tục kiểm tra hàng hóa của các cơ quan khác (kiểm tra chuyên ngành, cảng…), thủ tục thông quan và kiểm tra thực tế của cơ quan Hải quan, thủ tục để bốc xếp hàng tại cảng. Hoạt động 3, vận chuyển hàng hóa XK, NK, nhập khẩu trong nội địa. Tuy nhiên, khi đánh giá việc xếp hạng chỉ số, WB chỉ tổng hợp hoạt động 1 và 2 do việc vận chuyển hàng trong nội địa chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như địa lý, địa hình, khoảng cách, giao thông từ kho hàng trong nội địa đến cảng/cửa khẩu.

Theo kết quả Báo cáo thường niên về chỉ số thuận lợi kinh doanh 2017 do WB công bố vừa qua, có thể thấy rõ kết quả đã đạt được. Riêng đối với chỉ số về Giao thương hàng hóa qua biên giới, Việt Nam đứng vị trí số 93/190 nền kinh tế, tăng 15 bậc so với năm trước (tại báo cáo). Kết quả Báo cáo cũng cho thấy, chỉ số thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới đã rút ngắn đáng kể, đứng trong top 4 khu vực Đông Nam Á (gồm Singapore, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam). Đặc biệt là thời gian chuẩn bị hồ sơ XNK đã giảm đi đáng kể (thời gian chuẩn bị hồ sơ nhập khẩu giảm từ 106 giờ xuống còn 76 giờ, thời gian chuẩn bị hồ sơ xuất khẩu giảm từ 83 giờ xuống còn 50 giờ).

Kết quả của WB cho thấy, chỉ số xếp hạng thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới đã đạt được mục tiêu của Chính phủ đặt ra tại Nghị quyết 19/2016/NQ-CP: “Thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới tối đa 10 ngày đối với hàng hóa XK, 12 ngày đối với hàng hóa NK”. Hoạt động cải cách chủ yếu được WB ghi nhận đó là “quá trình XNK của Việt Nam đã thuận lợi hơn do áp dụng hiệu quả hệ thống thông quan Hải quan điện tử”.

Nhiều giải pháp tiếp tục cải thiện chỉ số

Kết quả khả quan về thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới năm 2016 là tiền đề để Tổng cục Hải quan tiếp tục triển khai các giải pháp trong Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 19/2016/NQ-CP, trong đó đặt mục tiêu đến năm 2020, thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới là dưới 36 giờ đối với hàng XK, 41 giờ đối với hàng NK.

Theo đó, Tổng cục Hải quan tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật hải quan với trọng tâm là xây dựng hệ thống văn bản quy định chi tiết Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016; sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy định chi tiết Luật Hải quan theo quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia.

Đặc biệt, Tổng cục Hải quan với vai trò được Bộ Tài chính giao chủ trì, phối hợp đôn đốc, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ Thủ tướng giao trong Đề án Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XK, NK, sẽ tiếp tục chủ động phối hợp với các bộ, ngành sửa đổi hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm tra chuyên ngành. Phối hợp với các bộ, ngành xây dựng và ban hành đầy đủ Danh mục các mặt hàng thuộc diện kiểm tra chuyên ngành theo hướng thu hẹp diện kiểm tra chuyên ngành, chi tiết mã số HS; ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành làm căn cứ để kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Phối hợp với các Bộ đẩy mạnh, khuyến khích tổ chức đánh giá sự phù hợp tham gia thực hiện kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK theo hướng xã hội hóa để bổ sung cơ sở kiểm tra, đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh mẽ của hoạt động XNK, tiết kiệm nguồn đầu tư của Nhà nước… Đồng thời, Tổng cục Hải quan cũng đang tiếp tục mở rộng Cơ chế một cửa quốc gia đối với thủ tục hành chính của các bộ đã triển khai; kết nối với các Bộ chưa triển khai.

Trong nội Ngành, Tổng cục Hải quan đã đặt ra nhiều giải pháp để cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan bằng việc tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hiệu quả Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS; thực hiện kết nối, trao đổi thông tin bằng phương thức điện tử về hàng hóa tại cảng nhằm giảm thiểu hồ sơ giấy tờ, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hàng hóa, container tại các cảng biển; nâng cao chất lượng công tác quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan; giảm tỷ lệ kiểm tra luồng Vàng, Đỏ; tăng cường kiểm tra sau thông quan trên cơ sở áp dụng đầy đủ kỹ thuật quản lý rủi ro; hướng dẫn doanh nghiệp tuân thủ pháp luật, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động XNK, ngăn chặn kịp thời các trường hợp cố tình gian lận…

相关文章

最新评论