当前位置:首页 > Cúp C1

【tỷ số trận napoli】Bước đột phá từ chủ động hội nhập

Báo Cà Mau(CMO) Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành Chương trình xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư trong nước tỉnh Cà Mau năm 2023.

Theo đó, từ nay đến hết năm 2023 sẽ có 29 hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư. Mục tiêu của chương trình nhằm kết nối giao thương, tìm kiếm mở rộng thị trường cũng như quảng bá hình ảnh và về môi trường, chính sách, tiềm năng, cơ hội trong đầu tư…

Năm 2023, kinh tế - xã hội (KT-XH) của tỉnh được dự báo có nhiều tiềm năng, cơ hội để phục hồi và tăng tốc phát triển. Theo đó, tỉnh đặt ra mục tiêu quan trọng trên lĩnh vực KT-XH như tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng từ 7% trở lên, giá trị kim ngạch xuất khẩu 1,3 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người trên 67 triệu đồng và nhiều chỉ tiêu khác nhằm nâng cao vai trò và vị thế của tỉnh trong khu vực cũng như cả nước.

Trong giai đoạn đang ngày một hội nhập sâu rộng như hiện nay, các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, như Hiệp định Ðối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam với Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA), Hiệp định Ðối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)... đã mở ra nhiều cơ hội để tỉnh phát huy tiềm năng, thế mạnh tạo đột phá cho nền kinh tế. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức không nhỏ nếu việc cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng chậm được triển khai một cách thực chất, thực tế.

Hạ tầng Khu Công nghiệp Khánh An đang được đầu tư hoàn thiện để mời gọi doanh nghiệp.

Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, tính tự chủ, khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế đang được tỉnh tập trung đẩy mạnh. Theo ông Nguyễn Văn Ðô, Giám đốc Sở Công thương, để đạt được các mục tiêu đã đề ra, nhất là kim ngạch xuất khẩu, tỉnh đang triển khai thực hiện quyết liệt các giải pháp trọng tâm nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là các sản phẩm chủ lực của tỉnh. Trong đó, tập trung các giải pháp nhằm phát huy và tận dụng tối đa những cơ hội, lợi thế lớn từ các hiệp định thương mại tự do để tiếp cận thị trường mới có tiềm năng và ít chịu ảnh hưởng của lạm phát và suy thoái. Ðồng thời, chú trọng duy trì các thị trường truyền thống.

“Tập trung các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu, mở rộng, đa dạng hoá thị trường, mặt hàng xuất khẩu. Phối hợp với các ngành, đơn vị có liên quan tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại (cả trực tuyến và trực tiếp) với các đối tác, thị trường nước ngoài”, là một trong những nội dung quan trọng được ông Lâm Văn Bi, Phó chủ tịch UBND tỉnh, nhiều lần chỉ đạo tại các cuộc họp, hội nghị trong thời gian qua.

Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã ban hành Kế hoạch Hội nhập quốc tế tỉnh Cà Mau năm 2023 với những nội dung quan trọng và cụ thể. Ðiều này cho thấy tỉnh đang chủ động và quyết liệt để hoà cùng dòng chảy của kinh tế thế giới.

Ông Ðô cho biết thêm, bên cạnh việc tổ chức các hội nghị, hội thảo, tập huấn để phổ biến thông tin về các hiệp định thương mại tự do, thị trường… thì việc theo dõi nắm diễn biến, nhu cầu thị trường, phân tích, dự báo thị trường… cũng luôn được đặc biệt quan tâm nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chủ động trong sản xuất, kinh doanh, tham gia các sàn thương mại điện tử lớn trong và ngoài nước để mở rộng thị trường, tăng kim ngạch xuất khẩu.

Những năm gần đây, các lĩnh vực thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng ngày một phát triển, tuy nhiên, nông nghiệp vẫn tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế của tỉnh với tỷ trọng chiếm hơn 34,5% và hơn 70% người dân sống ở các vùng nông thôn, có nguồn thu chính từ kinh tế nông nghiệp. Do đó, việc cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, nâng cao chất lượng, đẩy mạnh phát triển sản xuất các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh gắn với thương hiệu, phát triển các vùng sản xuất đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc gia và quốc tế… không chỉ có vai trò quyết định trong việc gia nhập, mở rộng thị trường mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh.

Sau nhiều năm (từ năm 2016) nỗ lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉnh đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Song, nhìn một cách tổng thể, sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, phụ thuộc nhiều vào thời tiết; chưa hình thành nhiều vùng sản xuất chuyên canh với quy mô lớn; kinh tế hợp tác chậm phát triển, liên kết sản xuất nhỏ lẻ, thiếu bền vững; một số sản phẩm nông sản chậm được nghiên cứu bảo quản, chế biến sâu…, đó là những hạn chế làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp và trở thành rào cản trong việc gia nhập thị trường, nhất là các thị trường khó tính.

Ðầu ra thiếu ổn định dẫn đến hiệu quả trong sản xuất không cao, người phải chịu tác động đầu tiên và nặng nề nhất chính là nông dân, câu chuyện "được mùa, mất giá" cứ lặp đi lặp lại cũng xuất phát từ thực tế này.

Nhận thấy những hạn chế, tồn tại này, ông Nguyễn Văn Quân, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết, ngành quyết liệt tổ chức lại sản xuất. Trong đó, đặc biệt chú trọng tạo bước đột phá trong liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị nông nghiệp, liên kết chặt chẽ với các địa phương trong vùng. Chỉ có liên kết chuỗi mới có thể phát triển nhanh, bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh.

Sản phẩm tôm khô Chí Tâm thời gian qua đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường nhờ chất lượng và mẫu mã bao bì.

Ngoài ra, để chủ động gia nhập thị trường, ngành nông nghiệp tỉnh đã xây dựng kế hoạch sản xuất cho từng vùng, từng loại cây trồng, vật nuôi. Trong đó, phát triển theo hướng trang trại, vùng nuôi tập trung, quy mô lớn. Từ đó, ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao trong sản xuất, chế biến và bảo quản nông sản, từng bước thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số và kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp…

“Không chỉ để đáp ứng nhu cầu thị trường mà còn xây dựng nền sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu”, ông Quân nhận định.


Việc tiếp tục ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống giao thông đường bộ và đường thuỷ nhằm đảm bảo tính kết nối đồng bộ, nhất là những công trình quan trọng mang tính kết nối, liên kết với các tỉnh trong vùng, giữa vùng trong tỉnh, nhằm tạo điều kiện thuận lợi giao thương hàng hoá, giảm chi phí sản xuất… cũng là một trong những giải pháp mà tỉnh đã nỗ lực triển khai thời gian qua nhằm tận dụng tốt cơ hội, giảm thiểu thách thức, tác động tiêu cực mà các hiệp định thương mại tự do mang lại, tạo nền tảng phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, đưa KT-XH phát triển nhanh và bền vững.


 

Nguyễn Phú

 

分享到: